Trồng cây trong nhà giờ đây, mọi người không chỉ quan tâm tới yếu tố thẩm mỹ mà còn quan tâm tới phong thủy và lợi ích của loại cây đó cho sức khỏe. Có những cây hút khí độc rất tốt, được trồng trong nhà như những cỗ máy lọc khí, tạo bầu không khí trong lành.
Nên trồng các loại cây để bàn này để chúng hút các loại khí độc và các bức xạ độc hại phát ra từ những thiết bị điện tử, nhựa, sơn, chất tẩy rửa v.v. để bảo vệ gia đình.
1. Cây lan ý
Lan ý là loài cây xứ nóng, thân thảo, thích nghi với môi trường có ít ánh sáng nhưng đòi hỏi phải tưới nước thường xuyên.
Cây có thể lọc được benzene VOC, một chất gây ung thư có nhiều trong sơn, chất đánh bóng, sáp đánh bóng đồ nội thất. Nó cũng trung hòa aceton, formaldehyde và trichloroethylen được phát ra từ thiết bị điện tử, chất kết dính và chất tẩy rửa.
2. Cây dương xỉ
Cây dương xỉ có tác dụng làm giảm formaldehyde trong không khí. Loại chất này khá phổ biến, chúng thường “tiềm ẩn” và bốc hơi ở những vật dụng như: Bàn ghế gỗ mới sơn, chất tẩy rửa hóa học, thuốc nhuộm vải…
3. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ phát triển mạnh trong ánh sáng thấp. Vào ban đêm, nó hấp thụ carbon dioxide (CO2) và giải phóng Oxy (một sự đảo ngược của quá trình tổng hợp Oxy của hầu hết các cây). Hãy đặt một chậu cây trong phòng ngủ của bạn để tăng Oxy trong khi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt cây này trong phòng có nhiều máy in, máy tính.
4. Cây lô hội (nha đam)
Ít ai biết, ngoài tác dụng giúp chị em làm đẹp, cây nha đam còn hấp thu tốt khí cacbonic và nhả oxy về đêm nên thích hợp đặt trong phòng ngủ hay phòng làm việc thiếu ánh sáng ban ngày.
5. Cây sung
Cây sung vừa làm cây cảnh rất đẹp, vừa có thể trung hòa khói thuốc trong nhà. Ngoài ra, loại cây này còn có thể làm giảm nồng độ carbon dioxide, carbon monoxide và hóa chất độc hại khác được tìm thấy trong các loại sơn và vecni.
6. Cây rồng
Đặt cây rồng trong nhà sẽ giúp thanh lọc bức xạ từ tivi, máy tính và cả những chất độc hại khác. Ngoài ra, cây rồng còn làm bay hơi các thành phần từ chất làm sạch, sơn, dung môi, thuốc xịt và khử mùi. Vị trí thích hợp nhất để đặt cây rồng là phòng ngủ, gần tivi, bàn làm việc.
7. Cây cọ cảnh
Cây cọ cảnh nhỏ gọn, thích hợp để ở bàn làm việc. Cây cọ cảnh có tác dụng hút khí benzen, khí formaldehyde, trả lại cho bạn không gian sống trong lành.
8. Cây đa búp đỏ
Đa búp đỏ cũng là loại cây có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, cung cấp oxi. Cây cực kỳ dễ trồng, có thể dễ dàng sống trong môi trường nhiệt độ thấp và thiếu ánh sáng. Trồng đa búp đỏ, bạn có thể giúp môi trường sống của mình trở nên trong lành hơn nhiều mà không cần quá tốn công chăm sóc cho cây.
9. Cây trúc mây
Trúc mây là loài cây dễ trồng, đẹp mắt. Cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần, thích hợp làm cây cảnh nội thất, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải bóng râm, đất thoát nước tốt. Cây trúc mây lọc amoniac, một chất rất hại cho hệ hô hấp, vốn là thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may và thuốc nhuộm.
10. Cây trầu bà
Cây trầu bà, còn có tên gọi là hoàng tâm điệp (Golden Pothos, Epipremnum Aureum). Cây trầu bà là cây thân thảo leo, thân tròn mập mang nhiều rễ khí sinh, bò dài hoặc buông thõng xuống trên các chậu treo.
Tốc độ sinh trưởng của cây trầu bà khá nhanh. Cây trầu bà chịu bóng bán phần, hút nước nhiều, có thể làm cây thủy sinh. Cây sống tốt ở bóng râm, phát triển rất nhanh ở nơi có khí hậu mát mẻ. Cây trầu bà có thể để bình cây leo ở góc phòng hoặc treo những chậu cây nhỏ gần cửa sổ, chúng làm cho căn phòng sinh động và tự nhiên hơn.
Phong thủy: cây trầu bà là may mắn, thành đạt và bình an, cây trầu bà thường được trồng để làm đẹp, trang trí hoặc làm nguyên liệu cắm hoa. Thích hợp để trồng trang trí trong văn phòng, nhà hàng, khách sạn, tại nhà, hoặc môi trường có nhiều tiếng ồn.
Giống như nhiều cây dây leo khác, trầu bà hút khí formaldehyde, carbon monoxide và benzene trong nhà.
11. Cây phất dụ
12. Cây thường xuân
Có tên khoa học là Hedera Helix. Cây thường xuân có tên khác là cây trường xuân, cây vạn niên hay cây cảnh dây nguyệt quế.
Cây thường xuân là dòng cây leo mỏng manh nhưng lại xanh tốt quanh năm với sức sống mãnh liệt bền bỉ, chống chọi tốt ngay cả mùa đông giá rét hay mùa hè nắng khắc nghiệt. Cây leo thường xuân dễ trồng, dễ sống, xanh mát, dùng để trang trí rất đẹp. Về mặt phong thủy, nó được coi như một loại cây luôn mang lại may mắn và bình an.
Ngoài ra, cây thường xuân còn được nhiều người dùng làm thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau như giải độc, hạ đường huyết.
Tán lá rậm rạp của thường xuân hấp thụ rất tốt formaldehyde, một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất, vốn được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ. Đây là chất cực kì nguy hiểm dễ khiến bạn mắc các bệnh như khó thở, đau đầu thậm chí là cả ung thư.
Anh Tú