Bạo loạn tại Sri Lanka vì chính phủ cho Trung Quốc thuê đất 99 năm

0
2129

Ngày 7/1/2017, cảnh sát Sri Lanka đã phải dùng vòi rồng để giải tán cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ chính phủ và người biểu tình chống lại hành động cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota đến 99 năm tại miền nam Sri Lanka.

-Quảng Cáo-

Bạo loạn tại Sri Lanka vì chính phủ cho Trung Quốc thuê đất 99 năm

Cuộc đụng độ diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe tới tham dự lễ khánh thành khu công nghiệp gần thành phố cảng Hambantota.
 

Phe ủng hộ chính phủ đã tấn công nhóm biểu tình phản đối do các nhà sư tại Amabalantota từ Hambantota dẫn đầu. Đáp lại phe biểu tình phản đối dùng gạch đá ném lại phe ủng hộ.

Hiện chưa rõ có bao nhiêu người bị thương trong vụ đụng độ nhưng nhiều xe cứu thương đã được điều đến hiện trường vụ bạo loạn.

Bạo loạn tại Sri Lanka vì chính phủ cho Trung Quốc thuê đất 99 năm - Ảnh 1.

Người biểu tình chống dự án của Trung Quốc ném gạch đá đáp trả

Trước đó, hôm 6.1.2017 đảng đối lập Janatha Vimukthi Peramuna (JVP) cùng một số nghiệp đoàn thương mại Sri Lanka tổ chức các cuộc biểu tình ở khắp các cảng biển gồm cảng Colombo và các cảng ở Hambantota, Galle và Trincomalee.

Những người biểu tình phản đối kế hoạch của chính phủ trao 80% quyền quản lý hơn 6.000ha đất tại Hambantota, gồm cảng biển và vùng công nghiệp, cho công ty của Trung Quốc để đầu tư phát triển.

Hợp đồng cho thuê đất của Sri Lanka với công ty Trung Quốc kéo dài lên tới 99 năm. Tổng hội công nhân viên các cảng biển Ceylon (CPGEU), cơ quan tham gia cuộc biểu tình, cho rằng chính phủ nước này đang biến Hambantota thành một “thuộc địa” của Trung Quốc khi ký kết thỏa thuận này.

Nhiều nhà sư và dân làng Amabalantota phản đối dự án vì muốn khu đất nông nghiệp của làng không bị lấy làm khu công nghiệp.

Trước đó, một tòa án địa phương đã nghiêm cấm hành động biểu tình của người dân tại Amabalantota, do lo ngại hành động này có thể dẫn đến hành động bất ổn chính trị.

Trung Quốc dự tính chi khoảng 1,65 tỉ USD cho hợp đồng đầu tư này. Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng đây là một phần trong kế hoạch xây dựng chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc, kiểm soát những vùng có vị trí địa chiến lược xung quanh Ấn Độ.

Soha

guest
(*) Thông tin bắt buộc phải điền
(*) Thông tin bắt buộc phải điền
0 BÌNH LUẬN
Phản hồi
Xem tất cả bình luận