Việt Nam nên làm gì trước bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể xảy ra?

0
2058

“Chúng ta sống sót được hay không phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của NHNN (Ngân hàng Nhà nước) và sự ổn định của NHTM (Ngân hàng thương mại)”.

-Quảng Cáo-

Đây là chia sẻ của TS. Lê Xuân Nghĩa – Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia tại Hội thảo quốc gia “Cải cách hành chính ngành Ngân hàng: Doanh nghiệp và người dân thuận lợi trong giao dịch ngân hàng” diễn ra tại Trường Đại học Ngân hàng TPHCM sáng ngày 16/05/2019.

Trong 125 năm, chỉ số Dow Jones có 8 lần tăng trưởng biến động trên 1,000 điểm, thì riêng năm 2018 là 5 lần. Yếu tố nữa là đường cong lãi suất đi xuống. Điều này cho thấy các nhà đầu tư dài hạn đang rất mong manh, các nhà đầu tư dài hạn đang tái cấu trúc chuyển sang ngắn hạn.

TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết các dự báo cho biết khủng hoảng tài chính toàn cầu là không thể tránh khỏi. Kinh tế thực và kinh tế ảo đang cách xa nhau rất nhiều và khoảng cách đang ngày càng xa nhau.

Từ năm 2004 cho phép hoạt động thị trường phái sinh và nhanh chóng tăng trưởng, phái sinh lãi suất tăng trưởng 70%/năm, phái sinh tỷ giá tăng trưởng 56%/năm và phái sinh chứng khoán 70%/năm.

Vấn đề thứ ba là phá giá tiền tệ giữa các nước để cạnh tranh nhau. Nếu Mỹ từ bỏ vai trò giám sát thị trường tài chính toàn cầu thì thị trường tài chính sẽ gặp rủi ro rất lớn. Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang tạo ra những mối lo ngại vô cùng lớn.

Hôm 15/05/2019 vừa qua, Trung Quốc đã phá giá tiền tệ nhằm giảm bớt tác động của thuế. Trung Quốc làm vậy có thể ảnh hưởng đến chiến tranh tiền tệ toàn cầu.

Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam nên làm gì?

Chúng ta sống sót được hay không phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và sự ổn định của NHTM. Trong bối cảnh quốc tế và tình hình tài chính thế giới như vậy, nếu chính sách tiền tệ và các NHTM vững thì sẽ sống sót, nếu không thì sẽ rất khó khăn.

Về chính sách, TS. Lê Xuân Nghĩa đề nghị phải lấy tính ổn định làm trọng để ứng phó với bất ổn hiện nay. Từ đó, lựa chọn những gì chúng ta cần. Để làm nền tảng cho sự ổn định, việc quan trọng nhất là phải kiểm soát được cở sở tiền tệ, từ đó kiểm soát được lãi suất và tỷ giá hối đoái.

Đây là thời điểm vô cùng quan trọng của các NHTM. Hiện tại các NHTM đã quay trở lại thời kỳ khả quan, ROE 11% toàn ngành, ROA xấp xỉ 1%, nợ xấu dưới 5%.

Các NHTM cần rà soát lại những khách hàng lớn nhất để cho vay, kỳ hạn cho vay để tái cấu trúc. Ngay từ bây giờ phải có biện pháp “quan trọng nhất là cứu, cứu không được cứ bỏ”. Khi có cơ hội khác, ngân hàng sẽ đầu tư để sinh lời lại, bù đắp cho những khách hàng thua lỗ đã qua. NHTM cần đánh giá lại khách hàng có vấn đề, nếu không khả quan thì bỏ qua.

Thứ hai là số hóa, tiết kiệm về thủ tục và thời gian. NHTM nên có phòng thẩm định chuyên biệt. Khi đó ngân hàng sẽ cho vay rất nhanh. Nếu không có thẩm định chuyên biệt, mọi rủi ro sẽ đến cho ngân hàng.

Cuối cùng là công tác giám sát của NHNN, các năm gần đây tích cực tái cấu trúc.

FiLi.vn