16 năm sau vụ tấn công khủng bố gây chấn động thế giới vào Trung tâm thương mại thế giới ở New York, nhiều người vẫn khó có thể tin vào những điều đã xảy ra trong thảm họa đó. Hình ảnh những chiếc máy bay phát bổ, tòa nhà chọc trời, biểu tượng của sự phát triển sụp đổ và nhiều câu chuyện diễn ra trong ngày 11/9/2001 vẫn là điều khó hiểu với nhiều người.
Đài tưởng niệm và Bảo tàng 11/9 ở trung tâm thành phố Manhattan đón hơn 10 triệu du khách kể từ khi mở cửa vào năm 2014. Bất kỳ du khách nào cũng bị ấn tượng bởi những bức ảnh, di vật được trưng bày tại đây. Các tủ kính chứa hàng trăm món đồ, đĩa máy tính, giày dép, ba lô… được lấy từ đống đổ nát. Chúng gợi nhắc đến nỗi đau và những người đã là nạn nhân trong ngày 11/9 kinh hoàng đó. Một số người vừa tới công sở để bắt đầu một ngày làm việc và không thể tin thảm họa đã xảy ra.
Những bức ảnh kinh hoàng về ngày 11/9 được trưng bày như một vòng lặp. Nó gây ám ảnh cho những người chứng kiến. Thậm chí, các tờ báo uy tín phát hành những bức ảnh này đã nhận được nhiều ý kiến than phiền khi công bố chúng. Ngày nay, những bức ảnh ám ảnh đó cũng hiếm khi được nhìn thấy ở Mỹ. Theo tạp chí New York, những bức ảnh “đã trở thành điều một điều kiêng kỵ, bởi nóng giống như một sự tổn thương đến người chết và một cú sốc khó chịu nổi đối với người sống”.
Những chiếc xe rúm ró, các xe cứu thương lộn xộn được trưng bày phía sau bảo tàng là một khung cảnh gây sốc. Du khách có thể cân nhắc trước khi quyết định tham quan chúng.
Khoảnh khắc một người đàn ông nhảy khỏi cửa sổ tòa tháp Trung tâm thương mại thế giới trong ngày 11/9.
Những nạn nhân buộc phải gieo mình vào không trung và chấp nhận các chết thảm khốc.
Những người có mặt ở tòa tháp Trung tâm thương mại thế giới vào ngày 11/9 buộc phải lựa chọn nhảy khỏi tòa nhà hoặc chấp nhận cái chết, đối mặt với đám cháy thảm khốc. James Gilroy, một người dân sống ở khu Manhattan đã kể lại không khí chết chóc và sự tuyệt vọng của những linh hồn mà ông đã chứng kiến trong ngày kinh hoàng đó: “Cô gái ấy mặc trang phục công sở, mái tóc lấp lánh. Cô đứng ở đó vài phút, cởi áo khoác và bước ra khỏi mép cửa sổ. Tôi nghĩ, làm sao một người có thể hành động như vậy. Tôi thực sự không dám nhìn những điều xảy ra sau đó”.
Nhân chứng Victor Colantonio thì kể lại khoảng khắc ông chứng kiến một người đàn ông nhảy xuống: “Áo sơ mi trắng, quần đen và anh ta nhảy xuống. Những ô cửa sổ và khối kim loại của tòa nhà đã biến con người thành khói bụi”.
Nhiều người bắt buộc phải gieo mình xuống bởi họ không còn lựa chọn nào khác.
Nhiều người bị treo lơ lửng ở các cửa sổ của tòa nhà chọc trời khi một chiếc máy bay tấn công trong ngày 11/9.
16 năm kể từ thảm họa 11/9, ít người biết rằng đã có khoảng 200 người chấp nhận nhảy xuống từ tòa tháp. Hầu hết họ nhảy từ tòa tháp phía bắc, có lẽ bởi ngọn lửa mãnh liệt hơn ở phía đó. Những nhân chứng kể lại, một số người dùng rèm cửa hoặc khăn trải bàn làm dù, một đôi vợ chồng vẫn nắm chặt tay nhau khi đang rơi… Bi kịch nhất có lẽ là các nhà chức trách không thể xác định danh tính của các nạn nhân. Người ta không thể phục hồi được phần xác của những người đã chết.
Bức ảnh “The Falling Man” của Richard Drew có lẽ là bức ảnh ấn tượng nhất trong thảm họa này. Người ta không thể xác định danh tính của người đàn ông trong ảnh, nhưng nó đã để lại một nỗi ám ảnh với bất kỳ ai nhìn thấy.
Một chiếc máy bay chở hàng bị cướp đã đâm thẳng vào tòa tháp Trung tâm thương mại thế giới và gây ra vụ nổ kinh hoàng.
Những người chứng kiến cũng bất lực trước thảm họa kinh hoàng.
Hình ảnh một người lính cứu hộ trong thảm họa.
Một nạn nhân hoảng loạn trước vụ tấn công.
Một người đàn ông đứng trước đống đổ nát và cố gắng tìm kiếm những người còn sống sót đang cần sự giúp đỡ.
Tòa tháp hiện đại phút chốc trở thành một đống đổ nát.
Cafef