Phong tục đón Tết ở Hà Nội và Sài Gòn

0
3284

Tết Nguyên Đán là dịp lễ hội lớn nhất trong năm của người Việt. Tuy rằng cả nước sẽ bước sang năm mới vào cùng một thời điểm nhưng ở mỗi vùng miền Bắc – Trung – Nam thì lại đón Tết theo những phong tục khác nhau. Trong đó, Hà Nội và Sài Gòn là hai đại diện Bắc – Nam luôn thể hiện sự riêng biệt nhiều nhất.

-Quảng Cáo-

Nếu như người Sài Gòn thường phóng khoáng hơn với nhiều hoạt động thú vị đón năm mới thì ở Hà Nội, người dân lại luôn giữ truyền thống hơn. Tuy vậy, với những ai đã từng trải nghiệm cái Tết ở cả hai nơi thì đều phải đi đến kết luận rằng, dù là đứng ở đâu đi chăng nữa thì chỉ cần trên lãnh thổ Việt Nam Tết vẫn rất ấm đượm tình người.

Và hãy xem, Tết của người Hà Nội và Sài Gòn khác nhau ở những điểm nào nhé!

Ở Hà Nội thì chuối và bưởi là 2 loại quả không thể thiếu nhưng với người Sài Gòn thì chuối lại bị coi là điềm xui (chuối phát âm giống chúi nghĩa là không ngẩng lên được). Bởi vậy, người Nam thường dùng cầu, sung, dừa, đủ, xoài để cầu cho năm mới sung túc.

Cả hai nơi Hà Nội và Sài Gòn có vẻ như đều không thích chiếc chổi vào ngày Tết. Một bên thì nhìn thấy chổi nhưng không quét còn một bên thì giấu luôn đi vì sợ sẽ quét vận may ra khỏi nhà.

Chổi đã làm gì có lỗi mà nhiều người lại không thích mình vào ngày Tết thế nhỉ?

Nhiều người ở miền Bắc thích đi ra đường chơi giao thừa, tiện thể xông nhà luôn, nhưng miền Nam thì phải canh giờ về, chứ ở ngoài đường trong thời khắc chuyển giao qua năm mới là xui xẻo lắm.

Người Hà Nội thường xông nhà đêm Giao Thừa nhưng người Sài Gòn thì không làm thế.

Mâm cơm Tết luôn thể hiện cái hồn của dân tộc. Ở Hà Nội hay Sài Gòn thì đều có những món đặc trưng nhưng quan niệm thì mỗi nơi mỗi khác. Tuy vậy, cỗ Tết đều mang ý nghĩa cầu cho năm mới được sung túc, no đủ.

Ý nghĩa duy tâm trong mâm cỗ của người Hà Nội và Sài Gòn.

Và dù là mâm cơm có gì đi chăng nữa thì cũng không thể thiếu được các loại dưa chua để ăn cho đỡ ngán thịt lợn, bánh chưng. Ở Hà Nội các bà nội trợ sẽ muối dưa hành còn Sài Gòn thì dùng dưa giá. Dưa giá dễ chín hơn và làm cũng nhanh hơn dưa hành. 

Dưa hành là món của người Bắc còn dưa giá thì là của người Nam.

Khác biệt rõ nhất giữa Tết Bắc và Tết Nam chính là hoa. Hà Nội lạnh thì có hoa đào, Sài Gòn nắng thì có hoa mai. Mặc dù thời nay đã có nhiều người vận chuyển hoa đào vào Nam và hoa mai ra Bắc nhưng sự đặc trưng thì vẫn không thể xóa nhòa được. 

Hai loại hoa là biểu tượng thời tiết khác nhau của hai miền.

Người Sài Gòn hay tụ chung lại nhà người lớn tuổi nhất nhưng ở Hà Nội thì lại đi đến từng nhà để chúc Tết. Nhưng dù là chúc Tết theo cách nào thì mọi người vẫn cứ là gặp gỡ nhau và trao nhau những câu nói may mắn cho năm sau. 

Đã đến nhà nhau chúc Tết rồi thì người Hà Nội sẽ mời khách ăn mứt, thưởng trà hoặc dùng một chút rượu vang. Còn với người Sài Gòn thì nhậu lai rai đã trở thành phong tục nên hầu như đến nhà nào khách cũng phải ngồi vào mâm và làm vài chén mới được. 

Người Sài Gòn thích lai rai còn người Hà Nội thì không như vậy.

Còn một điểm nữa mà người Sài Gòn khác người Hà Nội là họ cũng thường thích đi du lịch xa và dịp Tết bởi đây là lúc nghỉ ngơi sau thời gian dài lao động mệt mỏi. Tất nhiên điều đó cũng có cái hay nhưng với người Bắc thì họ lại không thích việc này cho lắm mà ưu tiên ở nhà nhiều hơn.   

Người Sài Gòn hay đi du lịch dịp Tết nhưng người Hà Nội lại chỉ thích ở nhà.

Afamily

guest
(*) Thông tin bắt buộc phải điền
(*) Thông tin bắt buộc phải điền
0 BÌNH LUẬN
Phản hồi
Xem tất cả bình luận