- Thói đa dâm của họ tộc Võ Tắc Thiên
- Võ Tắc Thiên giết con ruột và loạn luân với hai cha con Đường Thái Tông
- Bí thuật phòng the “súc âm công” của kỹ nữ và cung nữ Trung Hoa
- Sự hoang dâm quái gở và thói ăn bệnh hoạn của Từ Hy thái hậu
Võ Tắc Thiên thường được biết với tên gọi Võ Mị Nương, Võ Hậu, Võ Chiếu. So với những người đàn bà nổi tiếng trong thời phong kiến Trung Quốc như Dương quý phi, Từ Hy thái hậu…, bà ta là người duy nhất lên ngôi hoàng đế, bước lên tới đỉnh cao của quyền lực thời phong kiến. Không chỉ là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất của các triều đại phong kiến Trung Quốc, Võ Tắc Thiên còn nổi tiếng là người đàn bà dâm đãng tột bậc trong lịch sử.
Sử sách lưu truyền lại, Võ Tắc Thiên không chỉ là người phụ nữ quyền lực, mà còn là nhân vật ẩn chứa hàng loạt bí ẩn hậu cung, đặc biệt là đời sống phòng the cực kỳ sung mãn kể cả trong những năm tháng cuối đời ở tuổi 80.
Những cuộc “truy hoan” loạn luân trong cung cấm
Võ Tắc Thiên từ nhỏ vốn đã là người phụ nữ có tính cách mạnh mẽ khác thường. Tính cách ấy cộng với những gai góc được tôi luyện từ cuộc sống trong cung cấm đã góp phần tạo nên một Võ Tắc Thiên mưu trí, nhưng cũng vô cùng tham lam, toan tính, thủ đoạn tàn độc.
Sự tham lam không chỉ thể hiện trên chính trường mà còn bộc lộ rõ trong cả đời sống tình dục. Là một người đàn bà thông minh, bà không cam chịu bị dồn vào thế bị động, phải “đứng dưới, nằm dưới” những người đàn ông. Bà ta luôn mang tâm lý chiếm hữu và thâu tóm trong mọi tình huống. Chính vì vậy, để những cuộc mây mưa chốn the phòng của mình thú vị, Võ Tắc Thiên luôn biết cách làm cho những bạn tình của mình ngây ngất, si mê.
Võ Tắc Thiên vào cung năm 14 tuổi để hầu hạ Đường Thái Tông, nhưng chẳng bao lâu sau, Võ Mị Nương bị hoàng đế gạt sang một bên. Sau khi Đường Thái Tông chết, Võ Tắc Thiên xuất gia, rồi cải giá lấy Đường Cao Tông (Lý Trị) là con trai Đường Thái Tông. Những năm cuối đời, Đường Cao Tông mắc rất nhiều bệnh, cơ thể suy nhược. Điều này khiến nhu cầu chăn gối của Võ Tắc Thiên gần như không được đáp ứng.
Năm Hoằng Đạo thứ nhất, tức năm 683, Đường Cao Tông bạo bệnh qua đời, Võ Tắc Thiên độc bá triều chính. Lúc này, khi cuộc đấu tranh giành quyền lực đã kết thúc, dẹp bỏ những mưu toan chính trị sang một bên, Võ Tắc Thiên bắt đầu nghĩ đến thú chơi xác thịt để thỏa mãn bản năng của mình. Năm đó, Võ Tắc Thiên đã 61 tuổi, độ tuổi tưởng chừng đã già cho những nhu cầu sinh lý. Nhưng đối với bà, mọi thứ dường như mới chỉ bắt đầu. Bà ta bắt đầu tuyển chọn vô số sủng nam có cơ thể vạm vỡ và khả năng phòng the mạnh mẽ để vào cung hầu hạ mình. Hứa Hoài Nghĩa, Thẩm Nam Cù, Trương Dịch Chi, Trương Sướng Tôn… lần lượt trở thành các sủng nam hầu hạ ngày đêm bên cạnh nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Dẻo dai một phần do di truyền Ngoài những bài thuốc, những bí thuật lưu truyền cho đến ngày nay, thì ngoại sử Trung Hoa cũng đồn đoán Võ Tắc Thiên sở dĩ “sung mãn” đến vậy còn nhờ bản năng ham muốn tình dục cực cao được thừa hưởng từ gien di truyền. Mẹ ruột của Võ Tắc Thiên là Vinh Quốc phu nhân, sau này đổi lại làm Thái Nguyên vương phi, dù đã 88 tuổi mà bà ta vẫn bắt nhiều “nhân tình” trẻ sung mãn phục vụ nhu cầu tình dục rất cao của mình. Trong lịch sử nhà Đường lưu lại, thì Vinh Quốc phu nhân chính là người đã gây ra vụ án loạn luân động trời, khi gian dâm cùng chính cháu ngoại của mình là Hạ Lan Mẫn. |
Có thể nói, đối với mỗi người đàn ông, Võ Tắc Thiên lại có kỹ nghệ riêng của mình. Một trong những tuyệt chiêu được bà ta áp dụng cho tình nhân Lý Trị, đó là trang trí phòng ngủ nhằm khơi dậy được ham muốn và sự thích thú nơi bạn tình. Sử Trung Hoa ghi lại: “Vào lúc đêm khuya yên tĩnh, Võ Chiếu ở trên long sàng sử dụng roi da, búa sắt, và các dụng cụ giải trí có âm thanh để mang đến cho Lý Trị sự thích thú và niềm khoái lạc. Ngoài ra, trong phòng ngủ của Lý Trị và Võ Tắc Thiên còn treo rất nhiều tấm gương đồng lớn. Khi Lý Trị còn khỏe mạnh, những cuộc ân ái thâu đêm suốt sáng của hai người đều diễn ra tại đây. Họ vừa mây mưa vừa nhìn những tấm gương đồng để thưởng thức cảnh tượng ái ân và nét quyến rũ từ cơ thể mình”.
Vụng trộm với tiểu hòa thượng khi 14 tuổi
Trong vô vàn những chuyện thị phi xoay quanh cuộc đời đầy quyền lực của vị nữ hoàng độc nhất này, người ta còn nhắc đến những cuộc tình vụng trộm và “cực kỳ dâm đãng” của Võ Tắc Thiên. Đó là cuộc tình với vị tiểu hòa thượng khi bà ta 14 tuổi và việc tranh giành người tình với con gái – công chúa Thái Bình.
Võ Tắc Thiên sinh ngày 17 tháng 2 năm 625, tên thật là Võ Chiếu. Võ Chiếu được đưa vào hậu cung Đường Thái Tông nhà Đường vào khoảng năm 637 và là một Tài nhân, tức là một trong chín người thiếp cấp bậc thứ năm. Thấy tên Võ Chiếu đẹp, Đường Thái Tông đặt tên cho bà là Mỵ, có nghĩa là “duyên dáng, xinh đẹp”, và vì vậy còn được người Trung Quốc gọi là Võ Mỵ Nương.
Sách cũ Trung Quốc còn ghi chép rằng: Lần đầu được dâng lên vua Đường Thái Tông, Võ Chiếu mới 14 tuổi, nhưng đã phổng phao, hấp dẫn, đối đáp trôi chảy, khiến cho ông vua háo sắc tuổi đã ngoại tứ tuần, bên mình không thiếu gì thê thiếp phải mê mẩn. Không những thế, mặc dù ở lứa tuổi vắt mũi chưa sạch, nhưng Võ Chiếu khi đó đã rất thành thạo “chuyện giường chiếu”. Đây cũng chính là “chiêu bài” khiến cho một người đáng tuổi bố như vua Đường Thái Tông say mê Mỵ Nương đến mức mê mẩn, ngày nào cũng đến cung Phúc Tuy, lại còn cho tất cả cung nữ lớn tuổi ra khỏi cung.
Đến khi Đường Thái Tông băng hà, theo lệ, những phi tần cung nữ phải chết theo nhà vua. Biết được ngày này sẽ đến với mình nên khi Đường Thái Tông lâm trọng bệnh, sự sống chỉ còn tính từng ngày, Võ Chiếu đã khéo dùng lời ngon ngọt xin được cắt tóc đi tu tại Chùa Cảm Nghiệp , tránh lệ bị chết theo vua. Cũng trong những ngày ở tại ngôi Chùa này, Võ Chiếu đã đem lòng yêu một chú tiểu tuổi trai tráng, tạo thành chuyện mây mưa tình ái đầy nhục dục ngay tại chốn Thiền môn.
Sau khi vua Đường Thái Tông băng hà, Võ Tắc Thiên bắt đầu cuộc sống cô độc với thân phận ni cô tại Chùa Cảm Nghiệp nằm chênh vênh trên núi. Trong những ngày tháng “đen tối” nhất của cuộc đời, trong chính ngôi Chùa linh thiêng đó, Võ Tắc Thiên đã gặp một chú tiểu có tên Phùng Tiểu Bảo.
Theo sử sách còn ghi lại, cả Phùng Tiểu Bảo và Võ Tắc Thiên đều là người không muốn xuất gia, nhưng do hoàn cảnh đưa đẩy nên cả hai đã gặp nhau tại nơi cửa Phật. Lần đầu tiên hai người gặp nhau khi Võ Tắc Thiên mới 14 tuổi còn Phùng Tiểu Bảo cũng chỉ mới 17, vạm vỡ, cường tráng. Sự thanh vắng và buồn tẻ trong Chùa đã khiến cặp đôi này nảy sinh lòng tà dục và dính với nhau như hình với bóng.
Mặc dù xuất gia nhưng Phùng Tiểu Bảo khi đó vẫn chỉ là chú tiểu nên nỗi vương vấn với trần tục còn rất sâu đậm. Tiểu Bảo thường xuyên xuống núi để bẫy chim và mang những chiến lợi phẩm này về cùng chia sẻ với Võ Mỵ Nương. Không những thế, trong những công việc hàng ngày ở Chùa, Tiểu Bảo cũng thường giúp đỡ “người đẹp” rất tận tình. Lúc thì gánh nước, quét sân giúp, lúc thì xâu kim và giặt giũ cùng. Chính vì thế sự dan díu giữa hai người ngày càng trở nên sâu đậm. Phùng Tiểu Bảo lại rất mạnh mẽ trong việc gối chăn.
Sau khi Thái Tử Lý Trị lên ngôi Hoàng đế thay cha, vì say mê sắc đẹp của Mỵ Nương nên vừa mãn tang cha đã đến chùa Cảm Nghiệp tìm người tình cũ. Mỵ Nương được hoàn tục, tiến cung, lập làm Chiêu nghi, hiệu Thần phi. Cuộc ra đi của Võ Tắc Thiên đã khiến cho Phùng Tiểu Bảo cảm thấy hết sức bất ngờ và đau khổ. Để có thể níu kéo được mối tình với người đẹp, mặc dù đã xuất gia nhưng Phùng Tiểu Bảo vẫn lén lút đến gặp người cũ để mây mưa. Trong những lần lén trốn đi gặp nhau, mặc dù đã là một nhà sư nhưng Phùng Tiểu Bảo vẫn ân ái chung chăn gối với Võ Tắc Thiên.
Hai mẹ con chung chạ một người đàn ông
Để có thể ăn nằm với Phùng Tiểu Bảo một cách dễ dàng, Võ Tắc Thiên sau khi lên ngôi hoàng đế đã yêu cầu Tiểu Bảo hoàn tục và đưa vào cung. Để có thể qua mặt được nhiều “tai mắt” trong hậu cung và tránh những tai tiếng không đáng có, Võ Tắc Thiên đã giới thiệu rằng người đàn ông này chính là chú họ của mình, đồng thời thay tên đổi họ cho Phùng Tiểu Bảo thành Hứa Hoài Nghĩa.
Sau khi vào cung, nhận được sự sủng ái quá đặc biệt của Võ Tắc Thiên nên Hứa Hoài Nghĩa đã trở thành một kẻ kiêu ngạo, coi trời bằng vung. Vốn là một kẻ háo sắc nên Hứa Hoài Nghĩa đã kịp “trang bị” cho mình rất nhiều tình nhân mới. Một điều đặc biệt là trong số những “nhân tình nhân ngãi” này lại có tên của Thái Bình công chúa – con gái duy nhất của Võ Tắc Thiên với Hoàng đế Lý Trị.
Ngoài hai mẹ con nhà họ Võ là “tình nhân cao cấp” ra, Hứa Hoài Nghĩa còn có một danh sách người tình dài đến chục trang với đủ các thân phận khác nhau. Sử sách Trung Hoa còn ghi lại, con rơi con vãi của tên nhà sư họ Hứa này cũng lên tới tới vài chục. Không những thế, Hứa Hoài Nghĩa luôn có thái độ kiêu ngạo với quần thần, đồng thời lợi dụng sự ân sủng của Võ Tắc Thiên để mưu lợi cá nhân cho mình.
Nhờ mồm mép ăn nói khéo léo cộng với vẻ ngoài sung mãn cường tráng của y, dù đã là người có chồng nhưng Thái Bình công chúa vẫn bị sức cuốn hút của Hứa Hoài Nghĩa làm cho mê mẩn chỉ sau một vài lần gặp mặt. Để có thể thường xuyên được dan díu với người đàn ông này, Thái Bình công chúa đã liên tục mời Hứa tiên sinh đến phủ để đàm đạo chuyện thế sự. Có những hôm sau khi chuyện đàm đạo kết thúc, người ta đã không nhìn thấy Thái Bình công chúa và Hứa Tiên sinh ở đâu?
Mẹ và con gái chung chạ cùng một người đàn ông
Biết được thông tin về việc vụng trộm gian dâm giữa Hứa Hoài Nghĩa và con gái, Võ Tắc Thiên vô cùng tức giận nhưng cũng không biết nên giải quyết thế nào. Ý nghĩ một cựu nhà sư lại cùng “chung đụng” xác thịt với hai mẹ con quyền thế đã khiến Võ Tắc Thiên nổi điên. Từ thái độ đặc biệt sủng ái với “người tình lâu năm”, bà ta đã quay sang căm ghét Hứa Hoài Nghĩa.
Khi Thái Bình công chúa biết được nguồn tin thân cận mật báo rằng, Hứa Hoài Nghĩa chính là “người tình bí mật” của mẹ, nàng ta đã phản ứng khá gay gắt. Thay vì bảo vệ người tình của mình, Thái Bình công chúa đã đến gặp Võ Tắc Thiên và trình bày nguyện vọng muốn “xử lý” tên dâm đãng này. Vốn đã hận Hứa Hoài Nghĩa vì dám “cặp kè” với con gái mình, lại không thể ưa nổi thái độ hách dịch, kiêu ngạo của một tên “vô danh tiểu tốt”, Võ Tắc Thiên đã hạ lệnh thủ tiêu người tình thuở nào của mình.
Vào một ngày đẹp trời khi Hứa Hoài Nghĩa vẫn đang say sưa giấc nồng bên gái đẹp, quân của Võ hậu đã ập đến và lôi tên này ra pháp trường. Không một lời giải thích, không có sự báo trước từ Võ Tắc Thiên, Hứa Hoài Nghĩa đã bị đánh đến chết bởi một đội quân hùng hậu với gậy sắt trong tay. Không chỉ dừng lại ở đó, xác của Hứa Hoài Nghĩa còn được lệnh đốt thành tro rồi vùi xuống bùn sâu. Theo lời giải thích của các nhà sử học thì hành động này của Võ Tắc Thiên nhằm vĩnh viễn che giấu đi sự thật trần trụi về sự chung chạ của hai mẹ con với một tình nhân.
Thông dâm với quan thái y
Võ Hậu bị bệnh, Trầm Thái Y vào bốc thuốc. Trầm Thái Y dâng lên một phương thuốc kích dục rất có công hiệu. Võ Hậu bắt ông ta phải phục vụ tình dục cho mình. Dù bồi bổ thế nào, Trầm Thái Y cũng không đáp ứng nổi, cuối cùng kiệt sức mà chết. Về cái chết của Hứa Hoài Nghĩa, có suy đoán là trong thời gian Võ Hậu đam mê Trầm Thái Y, Hoài Nghĩa ghen tức, đốt cả Chùa mà ông ta làm cho Võ Hậu. Võ Hậu không tiện trị tội, Thái Bình Công Chúa gọi Hoài Nghĩa vào vườn hoa rồi cho các cung nữ khoẻ mạnh phục kích đánh cho đến chết.
Dâng trai giải sầu cho mẹ sau khi đã thử qua
Sau khi Hứa Hoài Nghĩa bị xử tử và Trầm Thái Y chết vì kiệt sức, để xoa dịu “nỗi đau thầm kín” của mẹ, Thái Bình Công Chúa lại đưa người đàn ông phục vụ tình dục của mình cho Võ Tắc Thiên. Đó là Trương Sướng Tôn, rất đẹp trai, khoẻ mạnh, lại có biệt tài về nghệ thuật phòng the, khiến cho Võ Hậu rất sung sướng. Để miêu tả vẻ đẹp của Trương Sướng Tôn, có tài liệu đã ghi: “Trương Sướng Tôn có khuôn mặt trong sáng như pha lê với ánh mắt và khóe miệng luôn hút hồn người đối diện. Không những thế, với làn da trắng ngần, mềm mại và thân hình uyển chuyển như một thiếu nữ, Trương tiên sinh quả thực là một đệ nhất mỹ nam”.
Lần đầu tiên gặp gỡ Trương Sướng Tôn, Võ Tắc Thiên đã lập tức đắm đuối tới mức mê mẩn. Sau đó không lâu, chàng trai họ Trương đã được lệnh vào cung để hầu hạ “bà hoàng đế” ngày đêm. Nhờ kỹ nghệ chăn gối điêu luyện và sự chăm sóc “ân cần và chu đáo” từ Trương mà thần sắc cũng như tinh thần của Võ hậu thay đổi rõ rệt, giống như hồi xuân. Cũng chính vì lý do này mà Trương Sướng Tôn được Võ Tắc Thiên vô cùng ân sủng. Một mình phục vụ không xuể, Sướng Tôn lại tiến cử người anh em ruột là Trương Dịch Chi vào hầu hạ. Lúc này Võ hậu đã gần 80 tuổi. Cả hai rất được cưng chiều, được phong chức tước và cấp bổng lộc hậu hĩ. Đó là lý do để Tể Tướng Trương Giản Chi đem quân vào hậu cung giết chết 2 tên dâm thần nầy.
Cũng giống như Hứa Hoài Nghĩa, khi nhận được sự sủng ái đặc biệt từ người đứng đầu triều đình, Trương Sướng Tôn cũng trở nên kiêu ngạo. Không những thế, có lần Trương còn “chơi trội”, cặp ngay với một nha đầu thân cận của Võ Tắc Thiên là Thượng Quan Uyển Nhi. Vào một ngày đẹp trời, khi cặp đôi này đang hú hí với nhau tại vườn thượng uyển thì bị Võ Tắc Thiên bắt gặp. Lập tức, Võ hậu đã rút gươm và chém sượt qua đầu Uyển Nhi trong sự bàng hoàng của Trương Sướng Tôn. Võ hậu trả thù tình địch bằng cách ra lệnh giam Thượng Quan Uyển Nhi và trừng phạt bằng cách khắc dấu lên trán Uyển Nhi nhằm hủy hoại nhan sắc cô ta cho cô nàng sợ mà không dám tái phạm. Tuy nhiên, sau khi khắc xong, trên trán Uyển Nhi lại ra hình một bông hoa chứ không phải vết sẹo xấu xí và bông hoa này càng khiến Uyển Nhi trở nên quyến rũ hơn. Chuyện chung đụng trai trẻ tai tiếng này đã được “giải quyết” êm đẹp vì Thái Bình công chúa đã có ý kiến rằng “không nên làm to chuyện, làm trò cười cho thiên hạ”.
Lập Phụng Thần Viện
Võ Hậu lập ra Phụng Thần Viện, lấy danh nghĩa nuôi chim hạc, tuyển chọn những thanh niên đẹp trai, khoẻ mạnh để thoả mãn dâm dục. Phụng Thần Viện là nơi dâm loạn bậc nhất của triều đại nhà Đường.
Giải mã bài thuốc bí truyền
Những cuộc vui vầy ân ái của Tắc Thiên hoàng đế tưởng như kéo dài không hồi kết. Đến tuổi 80, bà vẫn chọn toàn những nam sủng trẻ trai, sung mãn. Nói về bí quyết duy trì phong độ trên “long sàng” ở tuổi “xưa nay hiếm” của Võ Tắc Thiên, nhiều tài liệu đến nay còn ghi lại một bài thuốc bí truyền của bà ta. Bài thuốc ấy được chế từ cây ích mẫu có tên “Võ Tắc Thiên Mỹ dung”. Chính công dụng cực kỳ đặc biệt của bài thuốc này, kết hợp với thuật “súc âm công” đã giúp Võ Tắc Thiên làm tình không mỏi mệt, dù bà ta đã trải qua 2 đời chồng và sinh đến 4 con trai, 2 con gái.
Theo nhiều tài liệu lưu truyền, thì bài thuốc mang tên “Võ Tắc Thiên Mỹ dung” rất cầu kỳ, từ cách sử dụng nguyên liệu đến cách thức pha chế. Vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm, bà cho các thái y nhổ cả cây ích mẫu, rửa sạch đất cát, đem phơi khô. Sau đó, số nguyên liệu này được đốt để sàng lọc lấy những phần tro mịn nhất. Phần tro được trộn với nước rồi vo thành từng viên to bằng quả trứng gà đem ra phơi nắng cho khô. Khi các thành phẩm đó đã khô, bà cho đào một cái bếp đất, bốn mặt đều có bốn lỗ nhỏ, đảm bảo bếp nguyên khối đất rồi bỏ các cục tro ích mẫu vào giữa bếp lò, dùng lửa thật nhỏ để đốt sao cho cục tro không bị cháy thành màu vàng đen mà chỉ cháy thành màu trắng mịn.
Các cục tro màu trắng mịn này được cho vào cối gốm, dùng chày bằng thủy tinh để giã nhỏ cho đến khi bột thuốc thật mịn. Số bột thuốc sẽ được giữ gìn cẩn thận trong lọ sạch, kín hơi. Khi cần dùng, bà sẽ lấy một ít bột tro hòa với nước sạch để rửa tay, rửa mặt, giúp cho da dẻ được trắng mịn, mặt sẽ sáng như ngọc, làm tan những nốt đen hoặc vàng trên da. Nếu muốn da toàn thân có màu trắng mịn, đẹp, có thể pha bột vào nước tắm và xoa đi xoa lại trên da nhiều lần lúc tắm (theo sách Ngoại Đài Bí Yếu của Vương Đảo đời Đường). Dùng kết hợp cùng nhiều bài thuốc bổ khác, Tắc Thiên hoàng đế tin rằng cây ích mẫu chính là thứ thần dược, giúp bà ta cải lão hoàn đồng nhằm đạt được những ham muốn dục vọng của mình.
Trao đổi với PV GĐ&XH Cuối tuần về bài thuốc bí truyền này, PGS. TS Nguyễn Duy Thuần, Phó giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dược liệu TW đánh giá: “Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của cây ích mẫu đối với thai sản, đặc biệt là với tử cung. Ngoài ra, chúng tôi còn lưu giữ những nghiên cứu về loại cây này liên quan đến tim mạch, hô hấp. Còn về mặt thực tế, ích mẫu được dùng chữa bệnh đối với phụ nữ sau khi đẻ như chữa rong huyết, rối loạn kinh nguyệt, khí hư. Các bài thuốc để chữa kinh nguyệt không đều, thuốc bổ điều kinh, đau mắt, các loại sưng đau… đều sử dụng cây ích mẫu. Theo tôi được biết, ở Trung Quốc cũng sử dụng cây ích mẫu để chữa các loại bệnh trên. Ngoài ra, họ còn sử dụng để chữa viêm cầu thận”.
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh, về nguyên tắc, những loại thuốc bổ huyết, hoạt huyết nhẹ thì đều có tác dụng làm lưu thông mạch ngoại vi. Vì thế, có tác động đến làn da, dưỡng da tốt hơn. Có thể từ đó, họ suy luận ra tác dụng làm đẹp. “Tuy nhiên, nếu từ xa xưa Võ Tắc Thiên đã dùng nó như một thứ thần dược cải thiện khả năng sinh lý của mình ở tuổi bát tuần, thì bà ta hẳn đã kết hợp ích mẫu với các vị thuốc đại bổ hoặc chế độ ăn uống có công dụng đặc biệt khác nữa. Điều này thì có lẽ chỉ các tài liệu xưa mới chứng thực được, bởi thực tế là ở nước ta, nghiên cứu về tác dụng của cây ích mẫu còn rất hãn hữu”.
Đánh giá này PGS.TS Nguyễn Duy Thuần khá trùng khớp với sử liệu Trung Quốc về chế độ ẩm thực bồi bổ phục vụ cho đời sống chăn gối của Võ Tắc Thiên. Theo đó, để giúp bà này thêm khỏe mạnh, các đầu bếp của ngự thiện phòng đã đông trùng hạ thảo hầm với thịt vịt để Võ Tắc Thiên bồi bổ sức khỏe. Món ăn này giúp bà ta cải thiện sức vóc tốt hơn, cứ cách hai ba ngày lại ăn một lần, sau hơn 1 tháng, khí sắc đã chuyển biến tốt khiến Võ Tắc Thiên có thể thoải mái sẵn sàng cho các cuộc ân ái không ngừng nghỉ.
Thiên Bình