Hoa đậu biếc có hình dáng rất đẹp với sắc tím, còn gọi là bông biếc hay đậu tím. Hoa đậu biếc có tên khoa học là Clitoria Ternatea, được biết đến với công dụng thanh mát cơ thể và nhuộm màu thực phẩm tự nhiên. Tuy nhiên, đậu biếc vẫn có những tác hại nhất định đối với phụ nữ mang thai và trẻ em.
Tác dụng thanh mát cơ thể và giảm cân
Dịch chiết từ hoa đậu biếc có chứa hoạt chất anthocyanin – chất này sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương và tăng sức đề kháng.
Uống trà từ hoa này giúp giảm cảm cúm, hạ sốt hiệu quả, sát khuẩn, tiêu viêm, tiêu sưng, trị viêm họng, tốt cho người tiểu đường.
Hoa đậu biếc có chứa hợp chất anthocyanin. Chất này được cho là có công dụng ức chế quá trình tạo lipid. Lượng mỡ thừa trong cơ thể cũng được đào thải bớt, giúp duy trì cân bằng trọng lượng cơ thể.
Tác dụng giúp tăng cường trí nhớ
Đậu biếc có khả năng cung cấp nhiều dưỡng chất cho não bộ. So với các loại hoa khác thì chúng nổi bật hơn hẳn không chỉ ở màu sắc mà còn ở công dụng tuyệt vời này.
Tác dụng giúp máu lên não, giảm căng thẳng mệt mỏi
Hoa này được sử dụng cho những người thiếu máu lên não. Đặc biệt là người già đang có tình trạng suy giảm trí nhớ. Nó sẽ giúp cải tiến tuần hoàn máu lên não bộ.
Chế biến hoa đậu biếc thành những món ăn, nước uống còn giúp tâm trạng thoải mái, giảm căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ học tập và làm việc vất vả.
Tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường
Chất chống oxy hóa trong trà hoa đậu biếc có công dụng làm giảm lượng đường huyết trong máu rất hiệu quả. Qua đó, giữ lượng đường ổn định trong mức cho phép, giúp phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, chất này còn có tác dụng ức chế đường glucose từ thực phẩm. Vì vậy, khi ăn quá nhiều đồ ăn có chứa đường glucose thì hãy pha ngay một ly trà đậu biếc để ổn định đường huyết.
Uống trà đậu biếc để ổn định đường huyết:
- Lấy khoảng 20 gram hoa đậu biếc khô, hãm với 200ml nước nóng rồi uống.
- Uống nước hoa đậu biếc liên tục mỗi ngày, sau đó đi kiểm tra đường huyết sẽ thấy kết quả giảm bất ngờ.
- Lưu ý: Mỗi ngày chỉ nên uống từ 10-20 gram là đủ, không nên lạm dụng loại trà này.
Tác dụng phòng ngừa ung thư
Trong hoa đậu biếc chứa nucleotide có khả năng chống oxy hóa, từ đó làm giảm sự hình thành của các gốc tự do, ức chế các tế bào ung thư.
Ngoài ra, loại hoa này còn giúp ổn định ty thể có trong nhân tế bào và bảo vệ màng tế bào. Từ đó nó giúp tăng cường khả năng nhận diện các tế bào ung thư của bạch cầu và thực bào. Vì thế, hoạt chất trong hoa đậu biếc sẽ hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Tác dụng cải thiện thị lực
Hoa đậu biếc có thể cải thiện thị lực hiệu quả. Việc mỗi ngày sử dụng loại hoa này trong bữa ăn sẽ giúp lưu thông dòng chảy của máu qua các mao mạch của mắt, giúp thị lực của bạn tốt hơn.
Ngoài ra, hoa đậu biếc còn giúp mắt tránh khỏi những tổn thương của các gốc tự do. Đồng thời nó còn giúp hỗ trợ trị các bệnh lý liên quan đến mắt hiệu quả.
Tác hại của cây đậu biếc
Trong cây đậu biếc, rễ và hạt có chứa một lượng nhỏ chất độc để điều chế thuốc tẩy, thuốc xổ, thuốc trị rắn cắn, thuốc trị côn trùng cắn,… Việc ăn nhầm hạt hoa có thể gây buồn nôn, còn hoa thì không chứa chất độc gì.
Tác hại của đậu biếc đối với phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi sử dụng đậu biếc. Hạt của hoa có chứa chất anthocyanin, chất này làm co bóp tử cung rất ảnh hưởng tới thai kì. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên cẩn thận khi dùng loại hoa này.
Tác hại của đậu biếc với trẻ em
Cơ thể trẻ em còn non yếu, trong hạt hoa đậu biếc có nhiều hơp chất mà trẻ em không kịp hấp thụ được nên dễ gây ra tác dụng phụ. Trẻ ăn phải hạt đậu biếc dễ gây thổ tả, buồn nôn.
Tuyệt đối không để trẻ con nghịch, hái quả hoặc ăn nhầm hạt của loại hoa này. Đặc biệt là những quả đậu biếc tươi, hạt chưa rơi ra hết, nên để xa tầm tay trẻ em.
Anh Tú