Chuối sứ là loại chuối tây Thái Lan, còn được gọi là chuối xiêm. Chuối sứ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như các loại vitamin và các chất khoáng quan trọng cho cơ thể như canxi, sắt, kali.
Đất trồng chuối tốt nhất là đất tơi xốp, nhiều mùn, nhất là đất phù sa, bùn ao phơi ải, nơi không bị ngập úng và dễ tưới tiêu nước. Độ pH thích hợp trồng chuối là từ 5-7. Chuối này được trồng ven theo bờ kênh, mương, sông, rạch. Chuối sứ trồng từ 8 tháng đến 1 năm mới cho trái (quài, buồng). Tùy theo cây con khi trồng nhỏ hay lớn, từ ngày trổ đến chín khoảng 100 ngày.
Chuối sứ được dùng chế biến rất nhiều món ăn như kem chuối, chè chuối, chuối chiên, chuối nướng, chuối luộc… Chuối sứ có thể ăn lúc trái xanh sống, dùng trong rau ghém, đồ cuốn ăn kèm.
Thân cây chuối sứ còn được người nông dân Việt Nam dùng chế biến thức ăn cho gia súc, lá chuối sứ được dùng để gói bánh. Ăn chuối sứ điều đặn mỗi ngày rất tốt cho cơ thể.
Chuối sứ có 2 loại là sứ trắng và sứ xanh, về thân thì cũng có 2 giống cao và giống lùn. Chuối sứ được gọi là chuối xiêm do ngày xưa vua Xiêm La triều cống cho nước ta. Chuối sứ vẫn có giống trong trái có 1 vài hột, nhưng không nhiều như chuối hột, vì thế gọi chuối sứ là chuối hột là không đúng.
Nhìn chung, chuối sứ rất đa dụng và có nhiều dưỡng chất. Trên đất miền Nam, nhất là vùng thấp miền Tây Nam Bộ đi đâu cũng thấy cây chuối này và nó gắn liền với đời sống người dân miền Nam.
Chuối sứ có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như các loại vitamin, tinh bột, protein, các chất khoáng như magie, natri, canxi, kẽm, sắt, kali, phosphat.
Trong chuối sứ còn chứa 2 hợp chất là Serotonin và Norepinephrine (NE) có tác dụng quan trọng trong y học.
Tác dụng tuyệt vời của chuối sứ đối với sức khỏe
- Điểu chỉnh tâm lí: Ăn chuối sứ thường xuyên có tác dụng giúp tinh thần thoải mái, tỉnh táo bởi chuối chứa nhiều thành phần tryptophan – là một acid amin cần thiết để sản xuất ra Serotonin. Loại chất này có tác dụng cải thiện tinh thần, giúp tâm lí thoải mái, chống lại bệnh trầm cảm.
- Điều trị chứng thiếu máu: Trong chuối sứ có chứa nhiều chất sắt, vì vậy ăn chuối thường xuyên sẽ giúp kích thích sản sinh Hemoglobin trong máu. Ngoài ra, chuối còn giúp những bệnh nhân cao huyết áp ổn định huyết áp.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Chuối sứ chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ hoạt động của đường ruột, chống lại bệnh táo bón.
Tác dụng của chuối sứ trong làm đẹp
- Ngăn ngừa, trị mụn: Chuối sứ chín là một liệu pháp trị mụn hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng vỏ chuối hoặc lát chuối mỏng cọ xát lên mặt, lên những vùng mặt có mụn nhiều rồi rửa mặt lại với nước sạch. Ngoài ra, bạn có thể xay nhuyễn chuối chín và khuấy đều với mật ong làm mặt nạ để đắp 3 lần mỗi tuần, bạn sẽ thấy mụn biến mất.
Thành phần dinh dưỡng của chuối sứ
Chuối là một trong những loại trái cây được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới vì các tác dụng tốt cho sức khỏe. Những trái cây có màu vàng mang lại giá trị dinh dưỡng lớn cho sức khỏe con người. Ngày nay, chuối được trồng ở trên 100 quốc gia và được xếp hạng trong số các loại cây lương thực quan trọng của thế giới. Tại nước ta chuối cũng được trồng phổ biến khắp cả nước và được bán suốt bốn mùa trong năm.
Một quả chuối trung bình (khoảng 126 gram) được coi là một phần ăn. Một khẩu phần chuối chứa 110 calo, 30 gam carbohydrate và 1 gam protein.
Thành phần dinh dưỡng của chuối sứ:
- Vitamin B6 – 0,5 mg
- Mangan – 0,3 mg
- Vitamin C – 9 mg
- Kali – 450 mg
- Dietary Fiber – 3g
- Protein – 1 g
- Magnesium – 34 mg
- Folate – 25,0 mcg
- Riboflavin – 0,1 mg
- Niacin – 0,8 mg
- Vitamin A – 81 IU
- Sắt – 0,3 mg
Anh Tú