Chứng viêm, nhiệt miệng xảy ra không hiếm lần trong cuộc sống gây “khốn khổ” cho chủ nhân. Theo các chuyên gia, những vết loét ở lưỡi, nướu hoặc bên trong môi, má do nhiều nguyên nhân gây ra như dị ứng, vết thương, nhiễm trùng…
Chứng viêm, nhiệt miệng xảy ra không hiếm lần trong cuộc sống gây “khốn khổ” cho chủ nhân. Theo các chuyên gia, những vết loét ở lưỡi, nướu hoặc bên trong môi, má do nhiều nguyên nhân gây ra như dị ứng, vết thương, nhiễm trùng…Vậy, làm thế nào để thoát khỏi cảm giác khó chịu này? Chúng ta hãy cùng đến với những bí quyết chống viêm, nhiệt miệng đơn giản dưới đây.
Nha đam “loài cây cấp cứu”
Nha đam được biết đến như “loài cây cấp cứu”, gel có thể tăng tốc độ chữa lành vết loét và giảm đau.
Phương pháp: Thấm khô khu vực đau nhức bằng bông y tế sau đó cắt một lá lô hội đã rửa sạch dùng thìa thoa một chút gel nha đam trực tiếp lên chỗ đau. Thực hiện từ 4 đến 6 lần/ngày. Sau 3 ngày sẽ thấy chỗ viêm, đau không còn sưng tấy, khó chịu.
Trà cam thảo
Trà cam thảo là một phương thuốc tuyệt vời để điều trị và loại bỏ vết loét lan ra.
Phương pháp: Sử dụng một túi trà pha vào mỗi cốc nước sôi, đậy trong 10 phút và uống. Thực hiện 2 đến 3 lần/ngày và liên tục trong 3 ngày.
Nước muối
Nước muối có tác dụng làm lành vết loét. Nồng độ natri clorua cao hơn hút nước từ các mô xung quanh bằng thẩm thấu, giúp hồi phục các áp xe và các vết thương hở như vết loét nhiệt miệng.
Phương pháp: Rửa miệng bằng nước muối trong 30 giây để giúp lành vết loét. Thực hiện 2 lần/ngày, kéo dài 3 ngày.
Vitamin E
Tinh dầu trong vitamin E giúp bao phủ vết loét giúp bảo vệ khỏi bị nhiễm trùng và giúp nhanh chóng chữa lành vết thương.
Phương pháp: Cắt một viên nang vitamin E và nhỏ một ít chất lỏng vào chỗ đau. Thực hiện 2 lần/ngày kéo dài trong 3 ngày.
Đắp túi trà giảm đau
Trà là một chất kiềm vì vậy nó sẽ trung hòa axit gây kích ứng. Đặc biệt, trà cũng chứa các hợp chất có thể giúp giảm đau.
Phương pháp: Sử dụng một túi trà ẩm đắp lên vết thương trong năm phút để cảm thấy đỡ đau hơn. Thực hiện 3 lần/ngày, từ 3 đến 5 ngày liên tục cho đến khi lành vết thương.
Ngậm sữa Magnesia
Ngậm một lượng sữa nhỏ và sử dụng như nước súc miệng. Phương pháp này tận dụng đặc tính chống axit của sữa magie trung hòa các axit trong miệng gây ra nhiệt miệng đau nhức.
Phương pháp: Có thể bôi sữa magie trực tiếp lên vết thương bằng bông gạc 3 đến 4 lần một ngày hoặc trộn một thìa sữa magiê với một thìa cà phê thuốc lỏng dị ứng Benedryl để bôi vào vết thương.
Baking Soda tiêu diệt vi khuẩn
Baking Soda là một chất kiềm có tác dụng làm trung hòa axit gây kích thích vết loét và giúp tiêu diệt vi khuẩn để giúp vết loét nhanh lành lại.
Phương pháp: Rửa miệng bằng dung dịch với 1 muỗng cà phê baking soda và 1/2 cốc nước ấm, thực hiện từ 2 đến 3 lần/ngày. Sử dụng liên tục trong 3 ngày.
Nước oxy già
Oxy già là một chất khử trùng mạnh và sẽ bảo vệ vết loét khỏi bị nhiễm trùng bởi vậy khi bị viêm, nhiệt miệng sẽ khiến vết thương mau lành.
Phương pháp: Dùng oxy già để súc miệng theo tỷ lệ 1/4 cốc oxy già, 1/4 cốc nước, 1 muỗng cà phê baking soda, và 1 muỗng cà-phê muối. Lưu ý sau khi súc miệng phải nhổ đi, không được nuốt bất kỳ một giọt nào.
Nhai thuốc Antacids
Antacids có tác dụng trung hòa axit để chữa đau.
Phương pháp: Nhai một viên thuốc Pepto-Bismol, Tums, hoặc Rolaids hoặc để nó trên vết loét cho tan ra. Các viên thuốc này sẽ trung hòa axit giúp giảm đau nhức.
Các loại vitamin, kẽm
Nhiều chuyên gia cho rằng uống 500 mg L-lysine 3 lần một ngày có thể chữa các vết loét nhiệt miệng. Tương tự, vitamin C cũng có thể có tác dụng vì nó làm liền các màng nhầy trong miệng.
Phương pháp: Bổ sung trái cây có múi có nhiều vitamin C, hoặc uống 1.000 miligam vitamin C 3 lần một ngày hoặc uống 30 miligam kẽm cho đến khi các vết viêm, nhiệt miệng biến mất.
Ngoài những phương pháp trên, những người hay bị viêm, nhiệt miệng cũng có thể dùng cây xô thơm làm nước súc miệng từ 2 đến 3 lần/ngày để giết chết vi khuẩn và virút. Đặc biệt, cây xô thơm có chứa các hợp chất làm giảm viêm nên chỉ cần súc miệng thường xuyên từ 2 đến 3 ngày các triệu chứng viêm, nhiệt miệng sẽ tan biến.
Benh.vn