Gọi khu vực gần Hoàng Sa là ‘ven biển’, Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam

0
1742

Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 6-8 khẳng định Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền Việt Nam khi đưa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào trong quy tắc kiểm tra kỹ thuật tàu biển nội địa theo luật định 2020.

-Quảng Cáo-

“Tôi cho rằng việc Trung Quốc đưa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào trong quy tắc kiểm tra kỹ thuật tàu biển nội địa theo luật định 2020 đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, không có lợi trong việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác tại Biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh tại họp báo chiều 6-8. 

Vừa qua, Trung Quốc tiếp tục có những động thái ngang ngược ở Biển Đông khi đưa ra bản quy tắc hàng hải sửa đổi. Trong bản sửa đổi đối với Quy tắc kỹ thuật để kiểm tra theo luật định tàu biển trong các chuyến đi nội địa” năm 1974 này, Trung Quốc đã gọi khu vực nằm giữa tỉnh Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là “vùng ven biển” chứ không phải “ngoài khơi”. 

Đây là diễn biến mới nhất trong các nỗ lực của Bắc Kinh đối với việc thay đổi tên gọi, lập “chính quyền” trên các đảo, đá không phải của mình hòng chiếm trọn Biển Đông. 

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép – Ảnh: SCMP

Đối với vấn đề lần này, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh thêm rằng: “Lập trường nhất quán của Việt Nam là mọi hành động liên quan đến quần đảo Hoàng Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam”.

Đang xác minh thông tin Trung Quốc xây dựng hệ thống giám sát ở Biển Đông

Về thông tin Trung Quốc đang xây dựng một hệ thống giám sát tiên tiến ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết đang trao đổi với các cơ quan chức năng về thông tin này, nhưng khẳng định mọi hành động liên quan tới vùng biển này đều cần phải được thực hiện một cách có trách nhiệm, phục vụ mục đích mang lại hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

“Chúng tôi một lần nữa nhấn mạnh việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh ở Biển Đông là lợi ích, trách nhiệm của tất cả các nước trong khu vực và quốc tế. Do đó, mọi hành động của các nước cần phải được thực hiện một cách có trách nhiệm, thiện chí nhằm phục vụ mục tiêu nói trên”, bà Hằng nói.

Một “trạm điện tử đại dương” của Trung Quốc nằm giữa đảo Hải Nam và khu vực quần đảo Hoàng Sa trong ảnh chụp tháng 2-2019 – Ảnh: AMTI/CSIS

Trước đó trong ngày 5-8, website của tạp chí Forbes (Mỹ) đăng tải thông tin cho thấy Trung Quốc đang xây dựng một hệ thống giám sát ở Biển Đông.

Cây bút H I Sutton cho rằng đây là hàng loạt trạm/máy móc phục vụ giám sát được rải rác khắp các khu vực ở Biển Đông, và được xem như một phần trong các nỗ lực hòng kiểm soát Biển Đông của Hải quân Trung Quốc. 

“Khá nhiều trạm này nằm trong vùng nước của Trung Quốc, nhưng một số đang được thả trên vùng biển quốc tế”, ông viết.

Thực tế Sáng kiến Minh bạch hàng hải (AMTI, thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS) đã có nghiên cứu về hoạt động này của Trung Quốc.

Theo đó các trạm/máy móc do thám này là một phần trong “Mạng lưới thông tin đại dương xanh” của Trung Quốc. Một số thông tin về mạng lưới này đã được giới thiệu tại triển lãm Hàng hải và hàng không quốc tế Langkawi vào năm 2019.

Tuổi Trẻ

guest
(*) Thông tin bắt buộc phải điền
(*) Thông tin bắt buộc phải điền
0 BÌNH LUẬN
Phản hồi
Xem tất cả bình luận