Một số quận tại TP.HCM đã và đang bắt đầu phát phiếu đi siêu thị, cửa hàng cho người dân theo ngày.
Sáng nay 14.7, các hộ dân tại Q.Tân Bình (TP.HCM) nhận được thẻ mua hàng theo ngày. Chị Thanh Thủy tại phường 13, Q.Tân Bình cho biết, tổ trưởng tổ dân phố đến nhà phát cho chị một “Thẻ mua hàng hóa thiết yếu” và ghi rõ chỉ dành cho lượt đi mua hàng trong ngày mai 15.7.
Người dân TP HCM xếp hàng dài mua hàng
Nhiều người đợi hàng giờ mua thực phẩm, thuốc men sáng 14/7. Chính quyền TP HCM bác thông tin đóng cửa toàn thành phố, kêu gọi người dân bình tĩnh.
Sáng nay, thông tin các ca nhiễm tăng cao, nhiều khu công nghiệp, dân cư bị phong tỏa cùng tin đồn đóng cửa toàn thành phố khiến người dân tiếp tục kéo nhau đi mua nhu yếu phẩm dự trữ.
Tại siêu thị Co.op mart trên đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh), từ sáng sớm đã có hàng trăm người xếp hàng chờ vào trong mua sắm.
Trưa cùng ngày, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM ủy khẳng định những thông tin trên đều là sai sự thật, xuyên tạc và đề nghị người dân bình tĩnh. Hiện hệ thống cung ứng hàng hóa của thành phố vẫn đảm bảo nhu cầu của người dân.
Việc người đến quá đông khiến siêu thị phải cho xếp hàng thành ba lớp. Người dân khi vào được bên trong tiếp tục ngồi chờ ở hành lang rồi đợi ở cạnh các quầy thu ngân để được vào trong mua sắm. Đa số mọi người phải xếp hàng chờ 2 tới 3 tiếng mới mua được nhu yếu phẩm, lương thực.
Mỗi lần siêu thị chỉ cho khoảng 80 khách vào trong mua sắm. Những quầy hàng thực phẩm đông lạnh, hoa quả đều “cháy hàng”. Mọi người đều mua với số lượng lớn, nhiều khách phải dùng đến 2- 3 xe đẩy chứa hàng hoá.
Đại diện siêu thị cho biết, các mặt hàng thực phẩm, rau củ quả, đồ khô… vẫn đầy đủ, đảm bảo đủ cho khách sắm sửa.
Tủ thực phẩm đông lạnh, đồ khô cũng đều trống trơn. “Hôm qua nghe đồn đóng cửa thành phố nên tôi thấy lo lắng, muốn mua ít hàng về dự trữ trong nhà. Sáng nay khi vừa đặt chân vào đã thấy nhiều kệ hàng không còn món gì. Tôi qua quầy rau cũng hết sạch, chỉ còn ít bắp cải và mấy quả dưa leo”, chị Hoa nói.
Nhiều người không chờ đợi hàng giờ được ở siêu thị nên đổ dồn đến các cửa hàng tạp hóa. Tại cửa hàng trên đường Nơ Trang Long, gần chục người chờ đợi để vào bên trong mua đồ. Nhân viên liên tục nhắc họ rửa tay, khai báo y tế và chỉ cho 2 người vô một lần.
Nhiều tiệm thuốc cũng đông đúc người mua. Tại hiệu thuốc trên đường Lê Quang Định, người dân đổ dồn về mua từ sáng sớm, tràn ra cả lòng đường.
Điểm trung chuyển hàng hoá gần Bến xe miền Đông cũng tấp nập người đến nhận hàng, chủ yếu là nhu yếu phẩm từ quê gửi cho người thân ở thành phố.
Một tuần trước, Sở Công thương khẳng định nguồn thực phẩm dự trữ lên tới 120.000 tấn, tăng gấp ba thông thường, đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân.
TP HCM đã trải qua 37 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và đang ở ngày thứ năm áp dụng Chỉ thị 16 kéo dài 15 ngày. Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến trưa nay, TP HCM đã có tổng cộng 18.210 ca nhiễm Covid-19.
Hàng siêu thị bị gom số lượng lớn để bán ra ngoài
Saigon Co.op cho biết, lợi dụng hệ thống bán hàng bình ổn, một số cá nhân đã gom hàng siêu thị số lượng lớn đem ra ngoài bán hưởng lợi.
Điều này theo Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) đã khiến một số mặt hàng thiếu hụt cục bộ, siêu thị không châm hàng kịp dẫn đến việc một số người dân có nhu cầu thật sự không mua được hàng, nhất là trứng gà. Do đó, các siêu thị phải dán bảng hạn chế số lượng mua để giúp càng nhiều người mua được hàng càng tốt.
Thông tin này cũng được ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương đề cập trong cuộc họp báo chiều 12/7. Theo đó, Sở Công Thương khẳng định giá cả tại các kênh mua sắm hiện đại khá ổn định, không có hiện tượng nâng giá. Tuy nhiên, đã có trường hợp một số cá nhân vào những hệ thống cung ứng này để gom hàng với số lượng lớn bất thường và được lực lượng chức năng nhắc nhở.
“Nếu họ không hợp tác sẽ mời cơ quan quản lý thị trường đến xử lý. Hiện tại, Sở cũng đã phối hợp với cơ quan quản lý thị trường để kiểm soát giá cả”, lãnh đạo Sở Công Thương nói.
Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) cho biết, dù chịu nhiều áp lực từ các chi phí phát sinh trong công tác vận tải, vận chuyển, xét nghiệm cùng rất nhiều khó khăn về nhân sự nhưng Saigon Co.op vẫn không tăng giá hàng hóa để chia sẻ áp lực chi tiêu cùng người dân.