- Việt Nam sẽ cấm đồ nhựa dùng 1 lần
- Du lịch Cù Lao Chàm nói không với rác thải nhựa!
- Cơ quan nhà nước tại TP.HCM không dùng ly nhựa, ống hút nhựa
- Rác thải thế giới ồ ạt tràn vào Việt Nam
- Rác thải nhựa ô nhiễm từ Mỹ tràn về các nước nghèo
- Nuốt phải túi nilông, chú cá heo chết thảm trên bờ biển
Lãnh đạo huyện Cát Hải nói việc thả 3 vạn hoa đăng bằng nhựa xuống biển trong lễ Vu lan vừa qua là để bảo vệ môi trường và theo ý nguyện tâm linh của các sư thầy (!?)
Trong khi Việt Nam đang nỗ lực tìm mọi biện pháp để giảm thiểu rác thải nhựa đang hủy hoại môi trường ở các đô thị lớn và các sinh vật ở sông, hồ, biển thì hành vi thả hoa đăng nhựa xuống biển lại đi ngược hoàn toàn với tinh thần bảo vệ thiên nhiên của Phật Giáo. Nó thể hiện sự mê tín dị đoan và ý thức bảo vệ môi trường thấp kém.
Dù có dùng ca-nô đi vớt hoa nhựa thì cũng không thể đảm bảo thu gom sạch hết số hoa nhựa trôi nổi. Đặc biệt là các địa phương, tổ chức khác sẽ có thể bắt chước mô hình phản cảm trên, trong khi họ không đủ phương tiện để thu gom hoa nhựa trôi dạt trên biển, sông, hồ.
Theo thông báo của TP Hải Phòng: “Đêm hoa đăng kính mừng đại lễ Vu lan Cát Bà 2019 sẽ có 3 vạn hoa đăng được thả trên biển. Sóng biển nhấp nhô sẽ đẩy những hoa đăng bồng bềnh trên một dải sóng ven biển Cát Bà trong đêm sẽ làm tăng thêm những cảm xúc hoài tưởng về những đấng sinh thành”.
Lễ thu hút khoảng 3 vạn người tham dự, tương đương với 3 vạn hoa đăng làm bằng nhựa được thả xuống biển.
Sau khi đêm hội kết thúc, hàng vạn hoa đăng nhựa, chai nhựa, những tảng xốp lớn trôi dạt khắp nơi trên biển, tạo ra hình ảnh hết sức phản cảm, nhếch nhác, bẩn thỉu.
Chủ tịch UBND huyện Cát Hải Phạm Quang Hiển giải thích, Đại lễ Vu lan năm nay, Ban trị sự Phật giáo của huyện đã chuẩn bị 3 vạn hoa đăng có cắm nến nhựa dạng đế tròn để thả xuống biển. Nghi thức diễn ra xúc động và tạo nên một mặt thảm ánh sáng lung linh, huyền diệu khiến du khách thập phương rất thích thú.
Ở Cát Bà không thể chọn hoa giấy như các nơi khác vì sóng to sẽ làm hoa đăng hư hỏng ngay khi thả xuống.
Trả lời câu hỏi về việc tại sao không thả tượng trưng để không phải tổ chức thu gom và việc thu gom không hết sẽ gây nguy hại môi trường biển, ảnh hưởng tới cảnh quan, ông Hiển nói đây là vấn đề tâm linh, là ý nguyện, mong muốn của các sư thầy.
Chủ tịch huyện Cát Hải Phạm Quang Hiển thông tin: huyện là đơn vị tiên phong trong việc nói không với rác thải nhựa, do đó, việc thả 3 vạn hoa đăng nhựa xuống biển trong lễ Vu lan đã được chính quyền địa phương tính toán rất kỹ (?!)
“Sau khi kết thúc buổi lễ, các cơ quan chức năng đã tổ chức thu gom toàn bộ hoa để đưa về trụ sở Phật Giáo của huyện sửa chữa, làm sạch để tái sử dụng. Toàn bộ số hoa nhựa này vẫn đang được bảo quản tại huyện. Lựa chọn 3 vạn hoa đăng nhựa là để bảo vệ biển và môi trường”, ông Hiển khẳng định.
Trước đó vào tối 10/8, Đại lễ Vu lan báo hiếu và đêm hội hoa đăng Cát Bà 2019 do Ban Trị sự Hội Phật giáo huyện Cát Hải tổ chức đã diễn ra tại khu vực cầu Cảng, thuộc đảo Cát Bà , huyện Cát Hải, TP Hải Phòng. Hàng nghìn tăng ni, Phật tử cùng người dân và du khách nước ngoài đã đến dự. 3 vạn đèn hoa đăng nhựa đã được thả xuống biển.
Tuy nhiên, mặc dù Đại lễ kết thúc đã nhiều ngày nhưng trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều hình ảnh cho thấy hoa đăng nhựa, chai nhựa, những tảng xốp lớn trôi nổi nhếch nhác trên khắp mặt vịnh, thậm chí đèn hoa đăng còn trôi lềnh bềnh xung quanh các con thuyền và khu vực cầu tàu.
Tổng hợp