- Công an say rượu gây tai nạn chết người được miễn truy cứu hình sự?
- Tai nạn thảm khốc: Ai đã thả những con quỷ giết người ra xã hội?
- Tai nạn giao thông kinh hoàng ở Long An: Đường hỗn hợp dễ gây thảm họa
- Tài xế container đâm hàng loạt xe máy ở Long An dùng ma túy và rượu
- Ám ảnh việc tài xế đường dài nạp ma túy chống buồn ngủ
- Trao 500 triệu đồng cho các con nữ lao công bị “xe điên” đâm tử vong
Dư luận rất mong được nghe các đại biểu không đồng ý quy định “cấm lái xe khi uống rượu” giải thích, nếu không giải thích thỏa đáng thì họ rất vô trách nhiệm.
Cử tri có vẻ cực kỳ thất vọng khi gần một nửa số đại biểu Quốc hội bấm nút không đồng ý với việc “Cấm lái xe khi sử dụng rượu bia”.
Cử tri phản ứng là phải thôi, bởi chúng ta đang phải đối phó với “đại nạn tai nạn giao thông” và gần nửa số vụ gây ra là do người sử dụng rượu bia rồi vẫn ngang nhiên chạy xe.
Mỗi năm, chúng ta mất hàng chục ngàn tỷ đồng để giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông, kèm theo đó là hàng ngàn người chết, bị thương tật, kéo theo hậu quả cực lớn cho cá nhân và gia đình.
Hình ảnh người con trai ngồi bên thi thể người mẹ vừa thiệt mạng trong vụ tai nạn giao thông do tên tài xế ô tô sử dụng rượu bia gây ra khiến nhiều người xót xa.
Và không hiểu tiền lãi từ sản xuất bia rượu có đủ tiền bù vào các thiệt hại do rượu bia gây ra hay không?
Cả xã hội đang lên án mạnh mẽ tình trạng người sử dụng phương tiện giao thông trong tình trạng say xỉn. Cả xã hội đang mong muốn phải có những chế tài cực kỳ nghiêm khắc với những kẻ uống rượu mà vẫn chạy xe.
Vậy mà gần một nửa số đại biểu Quốc hội không đồng ý?
Đây thực sự là chuyện “có vấn đề” ở Quốc hội! Tại sao lại nói là “có vấn đề”?
Thứ nhất, rất có khả năng số đại biểu bỏ phiếu không đồng ý này thấy rằng: “Đã có quy định rõ ràng tại mục 1 điều 8 Luật Giao thông đường bộ – Nghiêm cấm hành vi điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”… Đã có luật rồi thì hà cớ gì phải thêm? Cứ việc thực hiện cho nghiêm mà thôi?
Thứ hai, có thể do cách “đặt câu hỏi” và vấn đề nêu ra để đại biểu bỏ phiếu còn chưa thuyết phục, quá chung chung và mang nặng tính hình thức?
Và theo kiểu suy diễn thì nguyên nhân thứ ba là… nhiều đại biểu vẫn máu “ăn nhậu”, sợ nếu có quy định mới thì “ảnh hưởng đến mình”, và “ăn gì” của các hãng sản xuất bia rượu?
Kết quả lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về phương án “Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn”.
Thật ra, quy định cấm lái xe ô tô sau khi uống rượu bia có từ 11 năm trước. Có điều là do chúng ta thực hiện không nghiêm, không có chế tài đủ mạnh… cho nên nhiều người coi nhờn.
Lực lượng chủ công là cảnh sát giao thông thì cũng không đủ người để đi chặn bắt, xử phạt, đặc biệt là trong những dịp lễ, Tết.
Hơn nữa, tâm lý của đa số người Việt ta là hay “du di” theo kiểu “thông cảm cho… Tết có làm một tý”. Mà lý do để người Việt ta ham bia rượu đến mức bất chấp luật pháp thì có nhiều: Vui cũng uống, buồn cũng uống, không vui không buồn cũng uống… Mà khi vào mâm rượu rồi thì lại có ngàn lẻ một lý do để “uống thêm lý nữa”.
Dư luận rất mong được nghe các đại biểu “không đồng ý” giải thích rõ lý do vì sao họ không đồng ý? Còn nếu không giải thích được một cách minh bạch, thỏa đáng thì chỉ còn một cách hiểu là: Các đại biểu này cũng… nghiện rượu, và họ rất vô trách nhiệm.
VTCNews