Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (HMCC) và Karcher –  tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ làm sạch đã phối hợp thực hiện Dự án làm sạch Cổng Ngọ Môn, Đại nội Huế trong vòng 15 ngày. Các chuyên gia Đức đã làm sạch lớp rêu mốc bám trên tường công trình cổng Ngọ Môn.

-Quảng Cáo-

Dự án nằm trong chuỗi chương trình Tài trợ văn hóa của tập đoàn Đức Karcher bắt đầu từ năm 1980 giúp bảo tồn các công trình văn hóa, di tích lịch sử, qua đó hướng đến mục tiêu loại bỏ hiện tượng ô nhiễm sinh học trên bề mặt các công trình văn hóa, di tích lịch sử.

Trải qua 80 năm, từ một doanh nghiệp gia đình của Đức, giờ đây, Karcher đã là một tập đoàn hàng đầu trong việc cung cấp các sản phẩm và giải pháp thuộc lĩnh vực làm sạch có mặt tại 70 quốc gia trên thế giới. 

Với vị thế là chuyên gia trong lĩnh vực này, đối với lĩnh vực làm sạch công nghiệp, Karcher Việt Nam đã và đang mang lại cho người tiêu dùng trong nước các thiết bị làm sạch cùng các giải pháp vệ sinh hiệu quả và tân tiến, như các thiết bị và giải pháp chuyên dụng đáp ứng đa dạng các yêu cầu làm sạch từ hệ thống khách sạn lớn cho đến nhà xưởng, công trường,.. 

Không chỉ đầu tư về mặt sản phẩm, Karcher luôn coi trọng sự đóng góp cho cộng đồng, xã hội, điển hình là dự án tài trợ văn hóa được thực hiện trên toàn cầu trong suốt 40 năm qua đã minh chứng cho quy luật: Thời gian không tàn phá kiến trúc khi có sự can thiệp kịp thời. Rất nhiều di sản nổi tiếng thế giới đã được Karcher làm sạch như Tượng Nữ thần Tự do tại New York, Mỹ; Cầu Princes tại Melbourne, Úc; Cặp Tượng đá Memnon tại Thebes, Ai Cập, v.v…. 

Điển hình là dự án tu bổ và phục chế tượng Chúa Cứu Thế tại Rio De Janeiro (Brazil), đòi hỏi một cuộc cọ rửa toàn diện và tỉ mỉ của 10 nhân viên Karcher trong khoảng một tháng để trả lại hiện trạng huy hoàng của bức tượng. 

Dự án tu bổ và phục chế tượng Chúa Cứu Thế tại Rio de Janeiro (Brazil) được Karcher thực hiện.

Dự án vệ sinh những tượng đài Tổng thống trên núi Rushmore tại Nam Dakota, Mỹ giúp làm sạch địa y, tảo, rong rêu và các chất hữu cơ khác bám trên mặt đá gây hư hỏng ruột trong của bức tượng.

Trong chuyến hành trình làm sạch của mình, Karcher đã nhẹ nhàng xử lý bụi bẩn, địa y bám trên bề mặt bằng cách sử dụng các phương pháp hiện đại nhưng vẫn đảm bảo thân thiện môi trường, đồng thời không tổn hại đến vật liệu kiến trúc cũng như chức năng… từ đó góp phần bảo tồn và gìn giữ các kiến trúc di sản được lâu bền hơn.

Với cam kết tự trao: luôn dùng một phần lợi nhuận để xây dựng một thế giới đáng sống, Karcher còn thực hiện các dự án khác nhằm hỗ trợ cộng đồng, điển hình như dự án “KINDERArt” tại Làng Trẻ em SOS ở Wurttemberg nhằm tạo điều kiện cho các em khám phá tài năng về nghề làm gốm, cưa, vẽ hoặc khiêu vũ; hay trận động đất tại Nepal năm 2015 đã làm thủ đô Kathmandu chịu thiệt hại nặng nề, Karcher đã quyên góp xây dựng hai hệ thống xử lý nước đảm bảo cung cấp nước cho 30.000 người dân…

Vừa qua, Karcher đã phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (HMCC) thực hiện Dự án làm sạch Cổng Ngọ Môn, Đại nội Huế trong vòng 15 ngày kể từ ngày 15-03-2019. 

Dự án nằm trong chuỗi chương trình Tài trợ văn hóa của tập đoàn Karcher bắt đầu từ năm 1980 giúp bảo tồn các công trình văn hóa, di tích lịch sử nhờ vào đội ngũ chuyên gia làm sạch đảm trách.

Karcher làm gì với Cổng Ngọ Môn?

Gần 200 năm tồn tại, Cổng Ngọ Môn thu hút du khách thập phương nhờ vào kiến trúc, giá trị văn hóa và bề dày lịch sử. Nằm trong “Sách Đỏ” phải bảo tồn song Cổng Ngọ Môn không tránh khỏi sự tàn phá của thời gian: sự phủ kín của địa y, rêu tảo đang từng ngày tàn phá. 

Ông Trần Trọng Hải, Tổng Giám Đốc công ty Karcher Việt Nam cho biết: “Các chuyên gia của Karcher đã tiến hành khảo sát và thẩm định cho thấy: Di tích Cổng Ngọ Môn hiện đang trong tình trạng bị tổn hại do các chất bẩn, ô nhiễm cũng như sự phát triển sinh học khác như rêu mốc, cây con xâm lấn, làm mất đi giá trị thẩm mỹ vốn có. 

Do đó, việc thực hiện các phương pháp phục hồi là hết sức cần thiết trong thời điểm này”.

Trải qua 15 ngày để làm sạch bắt đầu từ ngày 15/03/2019, Karcher Việt Nam và đội ngũ chuyên gia Đức giàu kinh nghiệm đã trả lại cho Cổng Ngọ Môn vẻ đẹp như thuở ban đầu nhờ vào phương phám steam cleaning. Đây cũng là phương pháp làm sạch đã được chứng thực và tín nhiệm, áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới ngay cả trên các công trình vĩ đại lâu đời như tượng Chúa Cứu Thế tại Rio De Janeiro (Brazil).

Theo ông Thorsten Marco Möwes, chuyên gia ứng dụng về mảng công nghệ làm sạch và vệ sinh, phương pháp steam cleaning tạo ra luồng hơi nước nóng với áp lực 0.5-1 bar phun lên bề mặt cần làm sạch thông qua một đầu phun đặc biệt. 

Cơ chế này sẽ giúp loại bỏ các loại chất bẩn, ô nhiễm sinh học trên bề mặt; đồng thời tiêu diệt triệt để vi khuẩn, nấm mốc cư trú sâu hơn bên trong các lỗ đá. Qua đó làm chậm thời gian phát triển trở lại của các tầng sinh học gây hại này.

Một phần của bức tường được làm sạch bằng phương pháp steam cleaning.

Dõi theo quá trình làm sạch của Karcher, nhìn sắc đỏ của từng viên gạch trên bức tường Cổng Ngọ Môn dần hiện ra, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tri ân sự đóng góp của Karcher trong việc bảo tồn và phục hồi nguyên trạng: “Đây là một dự án vô cùng ý nghĩa khi có thể giúp bảo tồn những công trình di tích lịch sử, đồng thời giữ lại giá trị nghệ thuật vốn đã rất lâu đời của một trong những di tích kiến trúc thời Nguyễn trong quần thể di tích cố đô Huế”.

Sẽ không dừng lại ở việc làm sạch Cổng Ngọ Môn, Karcher sẽ luôn dành một khoản ngân sách hằng năm nhằm phục vụ cho các hoạt động hỗ trợ văn hóa tương tự tại Việt Nam, để từ đó góp phần nâng cao nhận thức và sự quan tâm của cộng đồng địa phương đối với công tác bảo tồn Di sản Văn hóa khác trên cả nước.

Soha

guest
(*) Thông tin bắt buộc phải điền
(*) Thông tin bắt buộc phải điền
0 BÌNH LUẬN
Phản hồi
Xem tất cả bình luận