So sánh lư hương tượng Đức Thánh Trần với việc thờ cá thờ rắn là không thể chấp nhận

0
2802

Liên quan tới việc Quận 1 (TP.HCM) di dời lư hương từ Tượng đài Danh tướng Trần Hưng Đạo vào Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo hôm 17/2/2019 (ngày kỷ niệm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 chống quân Trung Quốc xâm lược) đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ nhìn nhận, “đây là việc nên làm, tốt cho quy hoạch không gian thành phố”.

-Quảng Cáo-

Thậm chí ông này còn cho rằng “Ở ta, một con cá chép nổi lên cũng thắp hương, một con rắn nằm ở mộ cũng thắp hương… Chỗ nào dân cũng thắp hương được. Do đó, việc quy hoạch kiến trúc không gian thành phố đàng hoàng, để nơi nào ra nơi đó là việc làm cần thiết”

Lư hương trước tượng đài Anh hùng Trần Hưng Đạo trước nay vẫn là một phần thiết kế của công trình nhưng từ ngày 17/2/2019 đã bị di dời.

Xin thưa, là một nhà nghiên cứu (có ăn có học) mà sao ông Vĩ lại lấy việc một số người dân thắp hương một con cá chép nổi lên, một con rắn nằm ở mộ để so sánh việc nhân dân thờ Đức Thánh Trần? Để rồi ông lấy lập luận đấy làm cơ sở kết luận chuyện di dời lư hương là “việc quy hoạch kiến trúc không gian thành phố đàng hoàng, để nơi nào ra nơi đó là việc làm cần thiết”? Không lẽ việc người dân thắp hương dưới chân tượng Đức Thánh Trần là không đàng hoàng?

Xin hỏi ông, các lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo trên khắp mọi miền đất nước như (Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Trường Sa; Nam Định; Hải Dương; Nha Trang; Quy Nhơn; Vũng Tàu,..) và rất nhiều vĩ nhân trong lịch sử dân tộc là không đàng hoàng?

Hành động so sánh việc nhân dân thờ Đức Thánh Trần với việc một số người dân mê tín dị đoan thờ cá, thờ rắn của Nguyễn Hùng Vĩ là phản văn hóa, xúc phạm Đức Thánh Trần, coi thường sự hiểu biết của nhân dân. Thậm chí ông này còn cao hứng khẳng định “Không thể để một xã hội “thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”, chỗ nào cũng hương khói. Một xã hội nghi ngút hương khói là một xã hội nhộn nhạo”.

Vâng ông nói điều đó một phần đúng, nhưng ông dùng câu nói ấy để thanh minh cho sự việc dời lư hương Tượng đài Trần Hưng Đạo của Quận 1 thì lại sai! Không lẽ người dân cả nước thờ Đức Thánh Trần ở những nơi công cộng tôn nghiêm như thế là nhộn nhạo sao? Tại sao ông lại dám mang chuyện thờ “thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề” ra để so sánh với việc người dân thờ Đức Thánh Trần?

Nguyễn Hùng Vĩ

Ông còn thể hiện kiến thức siêu phàm về văn hóa dân gian rằng “Tượng đài là nơi để chiêm ngưỡng, còn thắp hương thì nên vào đền thờ”. Vậy xin hỏi ông, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân và dân ta tiến hành những buổi dâng hương trang nghiêm, kính cẩn dưới chân tượng đài Bác Hồ, tượng đài chiến thắng, tượng đài liệt sĩ vô danh, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, tượng đài chiến sỹ Gạc Ma, tượng đài các anh hùng dân tộc, tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, tượng đài Hoàng Đế Quang Trung, tượng đài Vua Lý Thái Tổ, tượng đài các đồng chí cách mạng (đặt ở nơi công cộng trên mọi miền đất nước chứ không phải trong đền thờ),… là để làm gì? Có cần thiết không, có nhốn nháo, có cần dẹp hết để đưa vào đền thờ như ông nói không?

Trước đó, sáng 18/2/2019, trong buổi làm việc về cải cách hành chính và ghi nhận sự hài lòng của người dân, Bí thư Quận 1 Trần Kim Yến cho rằng “việc thờ cúng Trần Hưng Đạo được thực hiện tại chùa, đình, đền thì phù hợp hơn tại tượng đài. Sau khi lư hương di chuyển thì việc thắp hương, dâng hương sẽ không diễn ra ở đây mà sẽ ở Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo”.

Trước một số ý kiến cho rằng việc di dời là “nhạy cảm”, thì bà Yến cho rằng: “Đây là việc bình thường và hợp lý. Việc đặt lư hương giữa công viên để thờ phụng là không đúng với tâm linh của người dân”

Trả lời báo chí sáng 18-2, bí thư quận ủy quận 1 Trần Kim Yến nói việc thờ phụng nên được đặt ở Đình, Đền, Chùa sẽ đúng hơn. Đó là việc hết sức bình thường.

Xin hỏi Bà Yến dựa vào đâu để khẳng định việc đặt lư hương thờ phụng (được quy hoạch đàng hoàng từ 52 năm qua) được bao thế hệ người Việt (cả chính quyền và người dân) đến đó dâng hương tỏ lòng thành kính đối với một bậc Vĩ nhân là không đúng tâm linh của người dân? Lý do việc dời lư hương của bà Yến đưa ra là lời bào chữa cưỡng từ đoạt lý cho hành động sai lầm nghiêm trọng. Nếu theo như lập luận của bà Bí thư thì biết bao lư hương thờ các anh hùng dân tộc, các bậc tiền nhân được nhân dân thờ ở nơi công cộng cả nước cũng phải dẹp đi hết mới hợp lý sao?

Đặc biệt việc làm này của Quận 1 gây bức xúc, là cơ sở để các đối tượng chống phá lợi dụng lên án chính quyền, chửi bới chế độ, gây mất niềm tin trong nhân dân đối với Đảng và Nhà nước vốn đã nhiều tổn thương.

Thắp hương là một tập quán lâu đời đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, như một nét đẹp truyền thống, gần gũi, linh thiêng và gửi gắm nhiều thông điệp, lòng thành kính, ước nguyện của người dân đối với thần thánh, tiền nhân có công với non sông đất nước. Việc thắp nhang, dâng hương được chính quyền, các đoàn thể và nhân dân tổ chức trước các tượng đài đặt ở nơi công cộng vào các ngày lễ rất trang nghiêm. Mọi hoạt động thay đổi, di dời bát nhang, lư hương trong mỗi gia đình người Việt đều được cân nhắc cẩn trọng huống chi đây lại là lư hương tưởng niệm của một vị Anh hùng Dân tộc.

Việc làm này của Quận 1 thể hiện cách làm thiếu suy nghĩ, nóng vội, cẩu thả, tự tung tự tác, thích là làm, không tham khảo ý kiến đóng góp của người dân, không được tổ chức trang nghiêm, chưa thấu tình đạt lý, thiếu tôn trọng một vĩ nhân không chỉ có tầm ảnh hưởng đến người dân thành phố mà còn cả nhân dân cả nước và thế giới, gây tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam đặc biệt đối với Đức Thánh Trần.

Tượng đài Anh hùng Dân tộc Trần Hưng Đạo ở nhiều tỉnh, thành đều có lư hương.

Tượng đài Trần Hưng Đạo trên đảo Nam Yết, huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa.

Tượng đài Trần Hưng Đạo trên đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa.

Tượng đài Trần Hưng Đạo tại Quảng trường 3-2, Nam Định.

Tượng đài Trần Hưng Đạo ở An Phụ, Hải Dương.

Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Nha Trang.

Tượng đài Trần Hưng Đạo trên đồi Hải Minh, Quy Nhơn.

Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Vũng Tàu.

(Truongsahoangsa.info)

guest
(*) Thông tin bắt buộc phải điền
(*) Thông tin bắt buộc phải điền
0 BÌNH LUẬN
Phản hồi
Xem tất cả bình luận