Quay lại Trang 1 Trang 2 Trang 3 Trang 4 Trang 5 Trang 6 Trang 7 Trang 8 Trang 9 Trang 10 Trang 11 Trang 12 Trang 13 Trang 14 Trang 15 Trang 16 Trang 17 Trang 18 Trang 19 Trang 20 Trang 21 Trang 22Kế tiếp
CHƯƠNG 19 – HỠI VỊ CHÚA TỂ HÙNG MẠNH, HÃY XÁ TỘI CHO CHÚNG TÔI!
Trong ngày hôm ấy, hai lần tấm thảm bay lọt vào tầng mây dày đặc và lần nào cũng vậy, bộ râu đã gần khô hẳn của ông Khốttabít lại ướt nhẹp đến độ ngay cả cái phép lạ đơn giản nhất cũng đừng có mà nghĩ đến. Dù chỉ là cái phép lạ kiếm chút thức ăn cũng chẳng làm nổi. Trong khi đó, cả ba ông cháu đã đói mềm rồi.
Ngay cả câu chuyện của Giênia kể lại về những gì nó đã trải qua trong mấy ngày đêm gần đây cũng không thể làm cho các nhà phi hành của chúng ta quên nghĩ đến chuyện ăn.
Và điều chủ yếu là chuyến bay vẫn chẳng biết lúc nào mới kết thúc.
Đói, buồn và rất bất tiện. Tấm thảm dường như đứng yên một chỗ, một phần vì nó bay rất chậm, một phần vì thảo nguyên trải rộng ở bên dưới rất đơn điệu. Thỉnh thoảng ở bên dưới mới thấy từ từ trôi qua những thành phố, những dòng sông xanh, rồi lại trải dài thảo nguyên, những cánh đồng đã phủ thảm lúa mì chín vàng, những cách đồng, những cách đồng… Từ điểm này, Giênia đã rút ra một kết luận đúng đắn: ba ông cháu đang bay qua các vùng phía Nam đất nước Xôviết. Sau đó, đằng trước và bên phải bỗng xuất hiện một vùng nước xanh mênh mông chạy dài suốt cả đường chân trời, còn bên trái là đường răng cưa của những dãy núi rất xa.
– Hắc Hải! – Cả Vônca lẫn Giênia cùng đồng thanh reo lên.
– Ôi, khổ thay cho chúng ta! – Ông Khốttabít kêu lên – Chúng ta sẽ bị cuốn thẳng ra biển!
Nhưng may thay, luồng không khí trái tính trái nết đã quay ngoắt tấm thảm hơi chếch về phía bên trái, cuốn nó với một tốc độ lớn vào những đám mây dày đặc, và cùng với những đám mây, nó lao vút dọc bờ biển Cápcadơ.
Qua khoảng trống giữa các đám mây, Giênia đã kịp nhận thấy thoáng hiện ra ở phía thành phố Tuápxê với các tàu thủy đậu ở vũng tàu và ở bến tàu nhô ra biển rất xa.
Sau đó, tất cả lại bị che khuất sau màn mây mù dày đặc. Quần áo và giày của các nhà du hành của chúng ta lại ướt sũng – chẳng biết lần thứ mấy rồi! Còn tấm thảm thì nặng thêm tới mức nó vừa đột ngột lao xuống thấp, vừa rít lên. Chỉ trong vài phút, những đám mây đã lùi lại ra phía sau. Chẳng mấy chốc bên dưới tấm thảm đã hiện ra thành phố nghỉ mát nổi tiếng Xôchi đang rực rỡ trong ánh hoàng hôn.
Mỗi lúc một hạ xuống thấp, tấm thảm lao nhanh trên đường ôtô rộng và đẹp chạy từ Xôchi đến Maxexta. Các nhân vật chính của chúng ta đang đờ người chờ đón cái kết thúc bi thảm đã hết sức gần. Từ trên tấm thảm, họ tưởng như con đường ôtô (hai bên đường có nhiều tòa lâu đài được dùng làm nhà an dưỡng) đang lao vun vút về phía tấm thảm bay.
Chiếc cầu đẹp bắc trên cái thung lũng rất sâu và hẹp hiện ra và biến ngay tức khắc.
Những ngọn cây lướt qua gần sát bên dưới tấm thảm. Tưởng chừng như chỉ cần thò tay xuống là có thể chạm ngay những ngọn cây đó.
Thoáng hiện ra ngay dưới tấm thảm bay một tòa nhà an dưỡng đồ sộ. Từ tòa nhà, hai đường rầy treo màu lam nhạt chạy thẳng xuống biển theo cái bờ dốc đứng.
Bay thêm vài khoảnh khắc nữa, tấm thảm liền lao hết tốc lực xuống bể bơi của nhà an dưỡng mang tên Oócgiônikítde, làm nước bắn lên tung tóe.
Bốn bề vắng lặng. Đang là giờ ăn tối, nên tất cả những người nghỉ ở đây đều đến nhà ăn.
Các nhà du hành hẩm hiu vừa leo lên bờ bể bơi, vừa thở hồng hộc và phun phì phì.
– Cứ ngỡ là còn tệ hại hơn chứ. – Vônca tò mò nhìn quanh và nói.
– Chao ôi, nếu lao vào một tòa nhà nào đó hoặc lao vào núi đá thì tan xác ! – Giênia nói.
Một cái hay nữa là ở gần đó không hề có bóng người. Các nhà du hành của chúng ta ngồi tạm xuống những chiếc ghế bạt có rất nhiều ở đây, vắt quần áo cho ráo nước, vừa vắt vừa rên hừ hừ và co ro vì lạnh, sau đó đi ra khỏi hàng rào giăng lưới dây thép của bể bơi.
– Ta chỉ cần hong khô bộ râu là mọi việc sẽ được thu xếp một cách ổn thỏa nhất. – Ông Khốttabít nói với vẻ lo lắng và thử sờ tay vào bộ râu – Hừ, vẫn còn ướt nguyên!…
– Chúng ta đi tìm nhà bếp, – Giênia nói – Có thể người ta sẽ cho ông ngồi hong bên bếp lò… Chà, bây giờ mà có một miếng bánh mì chừng 400 gam và mỗi người có chừng 200 gam xúc xích nhỉ!…
– Hoặc có khoai tây nóng trộn bơ cũng được! – Vônca nói theo.
– Các cậu làm ta đau khổ vô cùng, hỡi các cậu bạn trẻ tuổi của ta! – Ông Khốttabít thốt lên với vẻ hết sức buồn rầu – Do lỗi của ta mà các cậu…
– Không phải lỗi của ông đâu, không phải lỗi của ông đâu! – Vônca ngắt lời ông già với giọng làm cho ông an tâm – Ta đi tìm nhà bếp đi thôi.
Ba ông cháu đi qua sân quần vợt vắng tanh, xuống phía dưới theo một con đường nhỏ trải nhựa, rồi đi qua một cửa vòm cao và trước mắt họ hiện rõ những tòa nhà trắng tinh tráng lệ thuộc nhà an dưỡng mang tên Oócgiônikítde của công nhân mỏ. Một bể phun nước hình tròn, rộng như một sân khiêu vũ, đang phun rào rào những tia nước tuyệt đẹp lên độ cao của một tòa nhà 3 tầng. Các cửa sổ của tòa nhà chính rực rỡ ánh đèn.
– Chúng ta chết đến nơi rồi! – Ông Khốttabít khẽ kêu lên – Chúng ta đã rơi vào lãnh địa của một vị chúa tể giàu có và hùng mạnh nhất… Đội vệ binh sẽ hiện ra ngay bây giờ và sẽ chặt đầu hết toàn bộ chúng ta… Ta và chỉ có ta thôi là có lỗi trong toàn bộ chuyện này. Ôi, khổ thay và nhục nhã thay cho những sợi tóc bạc của ta!…
Giênia cười lớn. Vônca phải thụi vào hông bạn để cậu ta im đi, khỏi làm cho ông già nổi giận.
– Đội vệ binh nào kia ạ? Những cái đầu nào kia ạ?
Vônca cãi lại ông Khốttabít – Đây là một nhà an dưỡng bình thường… Nói đúng hơn là không hẳn bình thường mà rất tốt. Mặc dù ở đây, tại Xôchi này, hình như tất cả nhà an dưỡng đều như thế…
– Hỡi cậu Vônca, ngay từ khi các ông cao tổ của cậu chưa ra đời, ta đã rất rành về các tòa lâu đài!… Ta mà lại không biết đội vệ binh sẽ chạy đến đây ngay bây giờ và… Ôi, khổ thay cho chúng ta, đội vệ binh đang chạy đến đó!…
Quả thật lúc này 2 cậu bé nghe thấy một người nào đó đang chạy nhanh theo cái cầu thang rộng bằng đá, vừa chạy vừa nhảy qua một lúc mấy bậc. Cùng lúc đó, một người nào đó nhoài người qua lan can của tòa nhà chính và nói lớn:
– Giapha! Ăn tối xong, chúng ta sẽ đi lùng!… Đêm hôm khuya khoắt, chúng chẳng biến đi đâu mà sợ!… Giapha!…
– Các cậu đã nghe thấy chưa? – Ông Khốttabít kêu lên, nắm lấy tay Vônca và Giênia rồi lôi tuột 2 đứa vào con đường bên cạnh, sau đó vào một bụi cây – Các cậu đã nghe thấy chưa? Đó là tiếng nói của lão đội trưởng đội vệ binh… Họ sẽ đi lùng chúng ta sau bữa tối và họ sẽ tóm được chúng ta thôi… Thế mà bộ râu của ta vẫn ướt nhẹp như miếng bọt biển và ta bất lực như một đứa bé con!..
Đúng lúc ấy, ông già nhìn thấy 2 chiếc khăn mặt hiện ra trăng trắng trên lưng chiếc ghế dài đặt trong vườn hoa.
– Trời ơi! – Ông sung sướng reo lên và lao về phía 2 chiếc khăn mặt – Đây, cái này sẽ giúp ta lau khô bộ râu của ta. Và bấy giờ, chúng ta sẽ không còn sợ một đội vệ binh nào nữa!..
Thoạt tiên, ông cầm một chiếc khăn mặt lên, sau đó ông cầm chiếc thứ hai và thốt lên tiếng rên rỉ sầu não:
– Trời ơi, chúng cũng ướt nhẹp… Mà đội vệ binh thì đã tới gần lắm rồi!..
Tuy vậy, ông Khốttabít vẫn dùng khăn mặt hối hả lau bộ râu.
Một người Adécbaigian cao lớn, mặc chiếc áo khoác sang trọng màu đỏ thẫm đã bắt gặp ông Khốttabít đang làm việc đó. Từ sau bụi hoa hồng, ông ta hiện ra lặng lẽ và bất ngờ như từ dưới đất chui lên.
– A ha, chúng (2) đây rồi! – Ông ta nói với giọng khá điềm tĩnh – Ông già thân mến, ông hãy nói cho cháu biết đây có phải là chiếc khăn mặt của ông không ạ?
– Hãy xá tội cho chúng tôi, hỡi vị chúa tể hùng mạnh! Xin hãy chặt đầu một mình tôi thôi, còn các cậu thiếu niên này không hề có tội với ngài… Ngài hãy buông tha các cậu ấy! Các cậu ấy được sống trên đời vẫn còn quá ít…
– Ông Khốttabít, ông đứng dậy đi và đừng nói những lời tức cười như thế nữa! – Vônca bối rối ngắt lời ông già – Làm gì có vị chúa tể nào ở đây? Đây chỉ là một người nghỉ an dưỡng hết sức bình thường nhất.
– Ta sẽ không đứng dậy chừng nào vị xuntan tuyệt vời và lỗi lạc này chưa hứa bảo toàn tính mạng cho các cậu, hỡi các cậu bạn trẻ tuổi của ta!
Người Adécbaigian nhún đôi vai lực lưỡng:
– Ông già thân mến, sao ông lại nói thế? Cháu đâu phải một vị xuntan! Cháu chỉ là một người Xôviết bình thường thôi ông ạ. – Ông ta vươn vai.
– Cháu là đội trưởng thợ khoan Giapha Ali Muhamêđốp. Ông có biết thành phố Bacu không ạ?
Ông Khốttabít lắc đầu.
– Thế ông có biết Biba Âybát không ạ?
Ông Muhamêđốp hỏi tiếp.
Ông Khốttabít lại lắc đầu.
– Ông có đọc báo không? Ồ sao ông vẫn cứ quỳ thế? Thật là xấu hổ! Ôi, xấu hổ và khó coi làm sao, ông già thân mến ạ!
Ông Muhamêđốp xốc nách ông già dậy.
Vônca kéo ông Muhamêđốp qua một bên và nói thì thầm đầy vẻ bí mật.
– Xin nói riêng với đồng chí một chút: đồng chí đừng quá chú ý đến ông già này. Ông ấy không được bình thường cho lắm… Ba ông cháu vẫn còn ướt thế này…
– Ái chà chà, – Ông đội trưởng thợ khoan vui vẻ – Té ra ba ông cháu bị mắc mưa trên núi ư? Tôi cũng bị ướt như chuột lột. Chà, ông già có thể bị cảm lạnh mất thôi! Ông già thân mến!
Ông Muhamêđốp chộp lấy tay ông Khốttabít khi ông già lại toan quỳ mọp xuống – Cháu trông ông rất quen. Có phải ông ở Gangi không ạ? Ông giống bố cháu quá! Nhưng bố cháu trông già hơn ông. Ông cháu đã 83 tuổi rồi…
Ông Khốttabít nóng nảy đáp lại:
– Hỡi vị chúa tể hùng mạnh, xin ngài biết cho là tôi đã 3.732 tuổi rồi!
Rất may là ông Muhamêđốp không hề ngạc nhiên chút nào khi nghe lời tuyên bố của ông Khốttabít. Ông chỉ gật đầu tỏ vẻ hiểu biết với Vônca đang đứng sau lưng ông già Khốttabít và nháy mắt lia lịa với ông.
Áp bàn tay phải vào chỗ trái tim, ông đội trưởng thợ khoan kính cẩn trả lời ông Khốttabít:
– Dĩ nhiên, ông già thân mến, dĩ nhiên rồi. Nhưng trông ông vẫn còn trẻ lắm. Bây giờ chúng ta đi sưởi ấm, ăn uống, nghỉ ngơi, nếu không thì ông sẽ bị cảm đấy… Mong sao ông đừng bị… Chà, ông mới giống bố cháu làm sao!
– Tôi không dám làm trái lệnh ngài, hỡi vị chúa tể hùng cường nhất!
Ông Khốttabít đáp lại với vẻ lấy lòng, chốc chốc lại đưa tay sờ bộ râu của mình. Than ôi, bộ râu vẫn còn ướt đẫm.
Ông Khốttabít lòng dạ bồn chồn lo lắng. Dựa vào toàn bộ kinh nghiệm của mình, ông cho rằng không đời nào có chuyện ông chủ lâu đài lại có thể bỗng dưng mời vào bàn ăn một ông già chưa từng quen biết cùng với hai cậu thiếu niên ăn mặc chẳng lấy gì làm chỉnh tề. Như thế có nghĩa là ở đây có một âm mưu nào đó. Có thể lão Giapha Ali con trai của Muhamét (2) này cố tình dụ 3 ông cháu vào trong lâu đài của mình để làm trò cười thỏa thích, rồi sau đó mới ra lệnh chặt đầu họ hoặc ném họ vào chuồng nhốt thú dữ cho chúng xé xác. Phải đề phòng cẩn thận mới được!
Ông Khốttabít suy nghĩ như vậy khi cùng với 2 cậu bạn trẻ tuổi leo lên cái cầu thang rộng rãi đẫn đến nhà ngủ thứ nhất.
Ở cầu thang và ở hành lang không hề có một bóng người, điều đó lại càng làm cho ông Khốttabít tin chắc rằng những nghi ngờ của mình là đúng.
Ông Muhamêđốp dẫn 3 ông cháu vào phòng của mình, bắt ông Khốttabít phải cởi bộ quần áo ướt ra và mặc bộ quần áo ngủ của ông ta vào, đề nghị cả 3 cứ tự nhiên như ở nhà và đi ra. Trước khi ra, ông còn nói:
– Tôi đi ra ngoài có chút việc. Tôi sẽ trở lại ngay bây giờ.
“Rõ quá!”, ông Khốttabít nghĩ thầm, “Chúng ta biết tỏng tòng tong mi sẽ làm gì, hỡi lão chúa tể thâm độc và giả nhân giả nghĩa kia! Mi có một trái tim đá hoàn toàn xa lạ với tình thương. Ai lại nỡ chặt đầu 2 cậu thiếu niên dễ thương thế kia!…”.
Trong lúc đó, 2 cậu thiếu niên dễ thương ngó quanh căn phòng đầy đủ tiện nghi.
– A ha! – Vônca mừng rỡ – Ông thấy chưa?
Nó nhấc lên rồi lại đặt xuống chiếc bàn con, cái quạt máy bình thường, nhưng lần đầu tiên trong đời ông Khốttabít mới trông thấy.
– Đây là cái quạt máy! – Vônca giải thích – Bây giờ cháu sẽ giúp ông làm khô bộ râu.
Quả thực hai phút sau, bộ râu của ông Khốttabít đã lấy lại trọn vẹn phép màu nhiệm.
– Bây giờ chúng ta sẽ thử xem! – Ông già láu lỉnh nói với giọng dường như ông không hề có ý định gì cả.
Ông rứt 2 sợi râu. Tiếng “tưng” phát ra chưa kịp tan đi trong khoảng không thì những người bạn của chúng ta bỗng nhiên ở cách nhà an dưỡng mang tên Oócgiônikítde 5 kilômét, nơi những hòn cuội chưa nguội hết hơi nóng ban ngày.
Cách họ hai bước, những làn sóng xanh thẫm ấm áp vỗ nhẹ vào bờ.
– Rồi sẽ còn nhiều điều thú vị hơn thế nữa! – Ông Khốttabít hể hả lẩm bẩm và trước khi hai cậu bé kịp thốt lên một tiếng, ông đã rứt thêm 3 sợi râu nữa.
Cùng lúc đó, trước mặt các nhà du hành của chúng ta hiện ra một chiếc khay đựng món thịt cừu rán đang bốc hơi và một chiếc khay nữa nhỏ hơn đựng trái cây và bánh mì dẹt. Sau đó, ông Khốttabít búng ngón tay đánh “toách” một cái, thế là bên cái khay lớn hiện ra hai cái bình bằng đồng lạ mắt đựng nước sécbét.
– Tuyệt thật! – Giênia reo lên – Thế còn quần áo của chúng cháu?
– Than ôi, ta bị lú lẫn trước tuổi mất rồi! – Ông Khốttabít trách mình rồi rứt thêm một sợi râu nữa, thế là cả quần áo lẫn giày dép các nhà du hành của chúng ta đều khô ngay lập tức.
Hơn thế nữa, quần áo của hai người bạn trẻ tuổi của chúng ta bây giờ trông như vừa được là ủi cần thận, còn giày thì chẳng những bóng lộn mà thậm chí còn tỏa ra mùi xi đánh giày đắt tiền nhất.
– Bây giờ cứ mặc cho lão chúa tể thâm độc Giapha Ali con trai của Muhamét ấy dẫn bao nhiêu tên vệ binh vào lâu đài bắt chúng ta cũng được! – Ông già hể hả nói và rót nước sécbét mát lạnh, thơm ngát vào tách của mình – Các con chim nhỏ đã bay vù ngay trước lưỡi dao!
– Ông ấy nào phải chúa tể! – Vônca bực bội – Đó chỉ là một người bình thường tốt bụng. Và ông ấy không hề đi gọi vệ binh vệ biếc gì cả, mà đi lấy thức ăn cho chúng ta. Ông phải biết như thế!
– Cậu đừng có dạy khôn ta, hỡi cậu Vônca!
Ông Khốttabít hậm hực đáp lại và cảm thấy hết sức buồn vì hai cậu bạn đường trẻ tuổi của ông không hề nghĩ đến chuyện cảm ơn ông đã cứu thoát chúng khỏi cái chốn nguy hiểm chết người kia – Ta mà lại không biết các lão chúa tể mặt mũi ra sao và chúng xử sự như thế nào ư? Cậu nên biết rằng không có kẻ nào thâm độc hơn bọn xuntan đâu nhé!
– Thế nhưng ông ấy chẳng phải xuntan, mà là đội trưởng, ông hiểu không? Đội trưởng thợ khoan!
– Chúng ta đừng tranh cãi nữa, hỡi cậu Vônca!
Ông già cau có trả lời
– Chưa tới lúc chúng ta chuyển sang ăn uống sao?
– Thế còn bộ quần áo ngủ?
Giênia kêu lên với vẻ hí hửng chẳng mấy thiện chí sau khi nó hiểu rằng không thể nào cãi lại nổi ông già về chuyện này – Ông vẫn mặc bộ quần áo ngủ của nhà an dưỡng!
– Trời ơi! – Ông Khốttabít kêu lên rầu rĩ – Ta chưa bao giờ làm nhục mình bằng cái trò ăn cắp cả.
Đúng lúc ấy, nếu những người nghỉ ở nhà an dưỡng mang tên Oócgiônikítde không có ở cái nhà ăn rộng rãi để ăn bữa tối thì họ có thể trông thấy một bộ quần áo ngủ có sọc hết sức bình thường bỗng từ phía Maxexta lao vụt đến ở khoảng độ cao của một tòa nhà 3 tầng, bay qua ban công ngỏ cửa, lọt vào phòng của ông Muhamêđốp. Bộ quần áo ngủ ấy tự vắt cẩn thận lên đúng lưng chiếc ghế dựa mà vừa mới rồi người đội trưởng thợ khoan đáng mến đã lấy ở chỗ đó để đưa cho ông Khốttabít thay, lúc người ông đang run cầm cập.
Còn ông Muhamêđốp thì chưa đi đến nhà ăn đã quên biến ông già và hai cậu bé mà ông ta vừa để lại trong phòng mình.
– Tìm thấy rồi! – Ông nói với người bạn cùng phòng – Tôi đã tìm thấy 2 chiếc khăn mặt. Chúng ta đã để quên chúng ở ghế dài lúc ngồi nghỉ ở đấy.
Sau đó, ông ngồi thoải mái vào bàn ăn và bắt đầu đánh chén bữa tối…
—
(1) Người Adécbaigian nói “chúng” là chỉ hai cái khăn mặt, nhưng ông Khốttabít lại hiểu “chúng” là ba ông cháu
(2) Muhamêđốp có nghĩa là con trai của Muhamét
CHƯƠNG 20 – VÔNCA CÔXTUNCOP – CHÁU CỦA ĐỨC ALLAH
Ông Muhamêdốp vẫn chưa đụng đến món ăn tráng miệng thì những đám mây mà các nhà du hành của chúng ta đã bỏ rơi ở đó giữa Tuápxê và Xôchi cuối cùng đã bay tới thành phố nghỉ mát và trút xuống đầu ba nhà du hành một cơn giông nhiệt đới rất dữ dội, rất ầm ĩ và rất nhiều nước.
Trong chốc lát, các đường phố, công viên và các bãi tắm đều vắng tanh.
Chẳng mấy chốc, cơn giông đã kéo đến nơi mà theo gợi ý của ông Khốttabít, đoàn phi hành ít ỏi của tấm thảm bay bị đắm tại bể bơi của nhà an dưỡng sẽ ngủ qua đêm ở ngoài trời, trên bờ Hắc Hải ầm ầm sóng vỗ.
Cũng may là các nhà du hành đã kịp thời nhận thấy cơn giông đang tới gần. Dĩ nhiên, họ không hề muốn lại bị ướt như chuột lột. Nhưng trước tiên, phải cố giữ cho bộ râu của ông già được khô ráo.
Đương nhiên, cách đơn giản hơn cả là bay xa hơn về một nơi nào đó ở phương Nam, nhưng trong cái đêm miền Nam tối đen như mực này, có thể dễ dàng tan xác vì bay đâm sầm vào núi đá.
Ba nhà du hành tạm thời nương náu vào một bụi cây và bắt đầu nghĩ xem nên biến đi đâu…
– Cháu nghĩ ra rồi? – Giênia khoái chí đứng phắt dậy. – Đúng thế, cháu nghĩ ra rồi!… Cần phải bôi lên râu một thứ mỡ gì dó.
Lúc bấy giờ thì sẽ ra sao? – ông già nhún vai.
Bấy giờ, bộ râu của ông sẽ không bị ướt nữa, cho dù ông có đứng ngay thác nước. Thế đấy!
Giênia nói đúng! – Vônca tán thành, cu cậu hơi bực mình vì nó không nghĩ ra được cái sáng kiến rất hay và có cơ sở khoa học như thế. – ông Khốttabít, ông ra tay đi nào!
ông Khốttabít liền bứt mấy sợi râu, ngắt một trong mấy sợi đó ra làm hai phần, thế là những sợi râu còn lại của ông già liền được phủ một lớp mỏng dầu dừa thượng hảo hạng.
Sau đó, ông ngắt một sợi râu khác làm hai phần, thế là các nhân vật chính của chúng ta đã ở trong một cái hang hoàn toàn tiện lợi, bên trong lát đá hoa, vừa mái hiện ra trên bờ biển dốc ngọc. Và trong khi cơn giông tháng sáu ấm áp, vui vẻ trút ào ào xuống vùng ven bờ Cápcadơ của Hắc Hải, ba nhà du hành ung dung ngồi trên các tấm thảm đẹp đẽ, đánh chén bữa ăn tối thịnh soạn, sau dó làm một giấc ngon lành cho đến tận sáng, không hề có mộng mị.
Tiếng sóng vỗ nhè nhẹ, êm ái, trong trẻo như pha lê đã đánh thức họ dậy.
Trời đã sáng từ lâu.
Vươn vai và ngáp dài khoan khoái, ba ông cháu đi xuống bãi biển ngập tràn những tia nắng nghiêng nghiêng và vẫn hoàn toàn vắng tanh. Còn cái hang mà họ đã nương náu qua đêm đã biến mất tăm ngay lập tức, dường như nó tuyệt nhiên chưa bao giờ có vậy.
Giữa lúc hai cậu bé đang thích thú vẫy vùng trong những ngọn sóng ban mai mát mẻ thì từ phía Ađle, trên trời cao, nghe có tiếng động cơ ù ù xa xa.
Một chiếc máy bay hành khách loại lớn đang bay trên biển, đôi cánh bạc lấp lánh.
Chà-ứ! – Giênia kéo dài giọng vái vẻ mơ mộng. – Giá mà được ngồi trên chiếc máy bay ấy mà về Mátxcơva nhỉ!
– Còn phải nói? – Vônca đồng ý với Giênia. – Còn rất tốt nữa là đằng khác, nếu như…
Lúc bấy giờ, ông Khốttabít chẳng nói chẳng rằng, móc trong túi ra một sợi gì đó rất nhỏ màu trắng, trông giống như một sợi bạc hết súc mỏng manh, rồi ngắt sợi đó ra làm mấy phần, thế là cả ba ông cháu bỗng ở ngay bên trong máy bay, chễm chệ trên ba chiếc ghế rộng rãi có thể lật gấp được rất tiện lợi.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là không một hành khách nào để ý đến ba ông cháu, cứ như ba ông cháu đã bay cùng với họ ngay từ đầu, từ sân bay Ađle.
– Ông Khốttabít, – Giênia thì thầm hỏi, – ông vừa ngắt sợi gì trông giống như sợi bạc thế ạ?
Đó là một sợi râu bình thường của ta. – ông Khốttabít đáp với vẻ lúng túng thật khó hiểu.
– Ông móc sợi đó ở trong túi ra kia mà!
Ta đã rứt sợi râu đó từ trước và giấu nó vào túi để… phòng xa… Giêma, cậu hãy tha lỗi cho ta, nhưng ta vẫn không tin rằng bộ râu được bôi dầu của ta có thể không bị ướt.
Ông không tin vào khoa học ư ! – Giêma ngạc nhiên.
– Ta cũng khá am hiểu về các môn khoa học đấy chứ. – ông già phật ý. – Nhưng ta không biết môn khoa học nào dạy rằng có thể dùng mỡ để bảo vệ cho bộ râu có phép lạ khỏi bị hỏng. – Để lái câu chuyện sang hướng khác, ông khen chiếc máy bay:
– Cỗ xe trên không này thật là tiện lợi và bay nhanh! Vậy mà lúc đầu ta cứ ngỡ rằng chúng ta đang ở trong bụng con chim sắt khổng lồ quả là chưa từng thấy, và ta đã rất ngạc nhiên về chuyện đó.
Cuộc nói chuyện tạm ngưng vì ông già hơi bị say máy bay. Nói cho đúng hơn, ông bị mệt. Suốt dọc đường, ông thiu thỉu trong ghế của mình và chỉ mở mắt khi máy bay đã tới gần sát Mátxcơva.
“Biển Mátxcơva” (1) trải rộng bên dưới máy bay.
(1 ) Tên gọi một hồ chứa nước khổng lồ được đào năm 1 937, rộng 327 kilômét vuông, dùng để cung cấp nước cho thành phố Mátxoơva và kinh đào Mátxcơva
Vônca ngồi cạnh ông Khốttabít liền thì thầm vào tai ông với vẻ kiêu hãnh:
Cậu cháu đã làm ra cái biển này đấy?
– Làm ra biển?? – ông Khốttabít sủng sốt một cách khó chịu.
– Vâng, làm ra biển.
– Ông cậu của cậu?
– Vâng, cậu của cháu.
– Cậu muốn nói rằng cậu là cháu của Đức Allah? (2).
(2) Theo quan niệm của ông Khốttabít, chỉ có Ala (thượng đế) mới làm ra biển.
Ông già tỏ vẻ rất buồn rầu:
– Cậu cháu là thợ lái máy đào. Cậu cháu điều khiển máy đào kiểu bước. Tên cậu ấy là Prôtaxốp Vaxili Pêtrôvích.
Nếu ông muốn biết, cháu xin nói rằng bây giờ cậu chát đang đào “Biển Cuibưsép” (3).
– Chà, cái cậu này? – ông Khốttabít nổi xung. – Ta rất tin cậu, hỡi cậu Vônca may mắn nhất đời! Ta rất kính trọng cậu!. Vậy mà bỗng nhiên cậu lại nỡ đối xử với ta tệ đến như vậy… Cậu lại nói với ta một điều sai sự thật!…
– Vaxia (4) prôtaxốp là cậu của cậu ư – Một người mập lùn có khuôn mặt lớn, dãi dầu sóng gió, ngồi đằng sau họ, tỏ vẻ mừng rỡ. – Có đúng thế không?
(3) Một hồ chứa nước khổng lồ khác ở tỉnh Cuibưsép –
(4) Tên gọi tắt và thân mật của Vaxili
– Cậu ấy là em họ mẹ cháu.
– Thế mà em cứ lặng thinh hoài! -Người vừa hỏi nói với vẻ thán phục. – Có được một ông cậu như thế mà lại lặng thinh? Đó chính là một người vàng đấy? Tôi vừa từ “Biển Cuibuép” về đây… Tôi với cậu của em làm cùng một khu vực. Chính tôi với cậu của em, nếu em muốn biết…
Vônca hất đầu về phía ông già Khốttabít đang cau có:
– Ấy thế mà – ông ấy không tin cậu cháu đã làm ra “Biển Mátxcơva” đấy.
– Chà, thế thì không tốt đâu, ông ơi! – Người khách liền trách ông Khốttabít. – Sao ông lại có thể nghi ngờ một con người tuyệt vời như thế? Vaxili Prôtaxốp đã đào biển này và đang đào một biển khác. Nếu cần có một biển thứ ba nữa, ông ấy sẽ đào luôn biển thứ ba!… Sao, ông không đọc báo ư? Đây ông xem, đúng chỗ này này, luôn tiện nói thêm rằng đây là báo của chúng ta đấy nhé! – ông rút trong chiếc cặp đã sờn một tờ báo và chỉ vào tấm ảnh. – ông thấy chưa?
– A, cậu Vaxia! – Vônca mừng rỡ.
– Ông cho cháu tờ báo này, ông nhé? Cháu sẽ mang tờ báo này về cho mẹ cháu xem.
– Em cứ cầm lấy, đây là tờ báo của em. – ông khách nói với vẻ hào phóng, rồi quay sang hỏi ông Khốttabít lúc ấy đã nguôi giận:
– Ông vẫn còn nghi ngờ ư. Vậy thì ông hãy đọc đầu đề báo này: “Những người vinh quang làm ra biển cả”.
– Đây chính là bài báo viết về cậu của em này, về Vaxia Prôtaxốp.
– Bài báo cũng viết cả về ông nữa chứ? – Giênia hỏi.
– Ở đây chủ yếu là viết về Prôtaxốp. Còn tôi thì… Thôi, ông cứ đọc đi ông ơi!
Ông Khốttabít làm ra vẻ như đang đọc. Nhưng thực ra, ông không dám thú nhận với ông khách nọ là ông mù chữ…
Chính vì thế, trên đường từ sân bay về nhà, ông Khốttabít đã hỏi hai cậu bạn trẻ tuổi của mình rằng các cậu có thể dạy ông đọc được không, bởi vì ông ngượng chín người lúc ông khách nọ bảo ông đọc hàng chữ “Những người vinh quang làm ra biển cả”.
Cả ba đã thỏa thuận với nhau rằng hai cậu bé sẽ dạy ông Khốttabít đọc báo ngay khi có dịp thuận lợi. Ông già muốn trước hết là học đọc chính các tờ báo.
– Để mà còn biết cái biển nào đang được làm ra ở đâu… – ông già giải thích, ngượng ngùng hướng cặp mắt đen hiền lành của mình đi chỗ khác.
CHƯƠNG 21 – AI LÀ NGƯỜI GIÀU NHẤT?
– Chúng ta dạo chơi đi, hỡi tinh thể của tâm hồn ta? – Hôm sau, ông Khốttabít nói.
– Nhưng với điều kiện là ông không được lồng lên như một con ngựa ở nông thôn ra thành phố mỗi khi gặp ôtô buýtl – Vônca tuyên bố dứt khoát. – Tuy nhiên, có lẽ cháu đã xúc phạm tới các con ngựa ở nông thôn một cách oan uổng, bởi vì từ lâu rồi, chúng không còn sợ ôtô nữa. Vả lại, đã tới lúc ông phải quen rằng đó chẳng phải là những lão Giếcgit nào đó mà là những động cơ đốt trong bình thường do Liên Xô chế tạo.
– Ta xin nghe lời, hỡi cậu Vônca con trai của Aliôsa. – Ông già hiền lành đáp.
Vậy thi ông hãy nhắc lại theo cháu: Từ nay…. ta sẽ không sợ…
– Từ nay ta sẽ không sợ… – Ông Khốttabít vui lòng nhắc lại.
… ôtô buýt, trôlây buýt, tàu điện, ôtô vận tải, máy bay lên thẳng…
– ôtô buýt, trôlây buýt, tàu điện, ôtô vận tải, máy bay lên thẳng…
– Xe hơi, đèn pha, máy đào, máy chữ… xe hơi, đèn pha, máy đào, máy chữ…
– Máy hát, loa phóng thanh, máy hút bụi… máy hát, loa phóng thanh, máy hút bụi…
– Công tắc điện, bếp dầu lửa, ti vi, quạt máy và đồ chơi bằng cao su “Uiđi Uidi”…
– Thôi, coi như thế là đủ rồi? – Vônca nói.
– Thôi, coi như thế là đủ rồi. – Ông Khốttabít máy móc nhắc lại theo Vônca và cả hai phá lên cười.
Để rèn luyện thần kinh của ông già, Vônca đã dẫn ông đi bộ hai mươi lần qua các ngã tư có nhiều xe cộ qua lại nhất trong thành phố, rồi đi tàu điện qua nhiều bến và cuối cùng, khi mệt lả nhưng thỏa mãn, hai ông cháu leo lên ôtô buýt.
Họ ngồi trên xe, người lắc lư khoan khoái trên đệm ghế bằng da. Vônca mải mê đọc báo Sự thật thiếu niên tiền phong, còn ông già thì đang nghĩ về một chuyện gì đó, chốc chốc lại thích thú đưa mắt nhìn người bạn đường trẻ tuổi của mình. Sau đó, ông nở một nụ cười mãn nguyện: chắc là ông đã nghĩ ra một điều lý thú gì đấy.
Ôtô buýt đưa hai ông cháu về gần đến tận nhà. Chẳng mấy chốc, họ đã ở trong phòng của Vônca.
– Cậu có biết không, hỡi cậu học sinh đáng kính nhất trong tất cả các học sinh trung học! – ông Khốttabít bắt đầu nói ngay khi họ vừa khóa trái cửa lại. – Theo ta, bây giờ cậu phải đối xử lạnh lùng và dè dặt hơn với bọn trẻ trong sân nhà cậu. Cậu có tin không, tim ta đã tan nát thành từng mảnh khi ta nghe bọn chúng đón cậu bằng những tiếng kêu: “ê, Vônca?”, “Chào Vônca?” và những tiếng tương tự rõ ràng là chẳng kính đáng với cậu. Xin cậu hãy tha lỗi cho lời lẽ thô thiển của ta, hởi cậu thiếu niên may mắn nhất đời, nhưng ta thấy cậu hoàn toàn không nên để cho bọn chúng sàm sỡ với cậu như vậy. Làm sao bọn chúng có thể bằng vai phải lứa với cậu, một ngưới giàu nhất trong tất cả các người giàu, ấy là chưa nói đến vô số những ưu điểm khác của cậu.
Lại còn thế nữa – Vônca ngạc nhiên cãi lại ông Khốttabít.
– Các bạn ấy bằng vai phải lứa với cháu quá đi chứ, thậm chí còn có một bạn học lớp tám kia… Và cả bọn chúng cháu đều hoàn toàn giàu như nhau…
– Không, cậu nhầm rồi, hỡi cái quạt lông của tâm hồn ta!
Lúc ấy, ông Khốttabít đắc thắng kêu lên và dẫn Vônca ra cửa sổ.
– Cậu hãy nhìn xem và hãy tin rằng lời ta nói là đúng!
Trước mắt Vônca hiện ra một cảnh tượng vô cùng kỳ lạ.
Cách đây vài phút thôi, ở cửa trái của cái sân rộng lớn còn có một sân bóng chuyền, một đống cát vàng to tướng để cho bọn nhóc tha hồ chơi, một cái đu quay và một cái bập bênh cho những người thích cảm giác mạnh, một cái xà dợn và một bộ vòng treo cho những người ham mê thể dục, một bồn hoa dài và hai bồn hoa tròn với các bông hoa đủ màu trông rất vui mắt cho tất cả mọi ngườí ở trong khu nhà này.
Bây giờ, thay vào tất cả những cái đó, đã mọc lên ba tòa lâu đài đồ sộ theo kiểu châu Âu ngày xưa, làm bằng đá hoa lấp lánh. Những hàng cột sang trọng làm cho ba tòa lâu đài ấy càng thêm đẹp. Trên các mái bằng xanh rì những vườn cây râm mát, còn ở các bồn hoa thì có những bông hoa đỏ, vàng, xanh lơ chưa từng thấy. Những giọt nước phun lên từ các vòi phun tuyệt đẹp lấp lánh trong nắng như những viên đá quý, ở lối vào mỗi tòa lâu đài dều có hai người khổng lồ đứng gác, tay cầm kiếm cong to tướng. Vừa trông thấy Vônca, hai người khổng lồ như theo lệnh đã phủ phục và cất tiếng rền vang như sấm chào Vônca. Cùng lúc đó, từ trong mồm hai người khổng lồ phụt ra những ngọn lửa lớn, làm cho Vônca bất giác phải rùng mình.
– Ông chủ trẻ tuổi của ta đừng sợ những gã đó. – ông Khốttabít trấn an Vônca. – Đây chỉ là những gã ifrít hiền lành mà ta đã sai đứng ở lối vào để làm tăng thêm vinh dự cho cậu.
Hai người khổng lồ lại phủ phục và vừa phun lửa vừa ngoan ngoãn cất tiếng rền vang như sấm:
– Hãy sai khiến chúng tôi đi, hỡi ông chủ hùng mạnh của chúng tôi?
Xin các ông hãy đứng dậy cho! Tôi yêu cầu các ông đứng dậy ngay lập tức! – Vônca ngượng ngùng. – Thời buổi này mà còn quỳ thì thật chẳng ra làm sao cả. Cứ như là thời phong kiến vậy? Các ông hãy dừng dậy đi và từ nay đừng có quỳ gối quy luỵ như thế nữa. Thật là xấu hổ!…
Thật là xấu hổ?… Lời nói danh dự của một đội viên thiếu niên tiền phong đấy?
Hai lão ifrít băn khoăn đưa mắt nhìn nhau, rồi đứng dậy và lặng lẽ uỡn thẳng người trong tư thế chào cứng đơ như trước.
Lại còn thế nữa? – Vônca nói, cu cậu vẫn còn ngượng. – Ông Khốttabít, chúng ta đi xem các lâu đài của ông đi.
Đây không phải là các lâu đài của ta. Đây chính là các lâu đài của cậu! – Ông già kính cẩn bác lại và đi theo Vônca.
Tòa lâu đài thứ nhất làm toàn bằng đá quý màu hồng.
Tám cánh cửa nặng nề có chạm trổ của tòa lâu đài này làm bằng gỗ đàn hương, được tô điểm bằng những chiếc đinh bạc và gắn đầy nhưng ngôi sao bạc, những viên hồng ngọc đỏ rực.
Tòa lâu đài thứ hai làm bằng đá hoa màu lam nhạt. Ở đây có mười cánh cửa làm bằng gỗ lim đen bóng cực kỳ hiếm có. Các cánh cửa này được tô điểm bằng những chiếc đinh vàng và gắn đầy những viên kim cương, xaphia, ngọc bích và các loại đá quý nào đó nữa.
Ở giữa tòa lâu đài này sáng loáng một cái bể rộng, mặt nước phẳng lặng như gương, bên trong bơi lượn những con cá vàng lớn.
Cái này thay cho cái bể nuôi cá bé tí của cậu. – Ông Khottabít rụt rè giải thích. – Ta cảm thấy rằng chỉ có dùng cái bể nuôi cá như ở đây, cậu mới không làm hạ phẩm giá cao quý của mình.
“Vâ â-âng. – Vônca nghĩ thầm. – Cứ thử bắt một con cá vàng ấy xem, sẽ rụng tay liền!”.
– Còn bây giờ, – Ông Khốttabít nói: – Hãy cho ta được hân hạnh mời cậu để mắt đến tòa lâu đài thứ ba.
Hai người đi vào tòa lâu đài thứ ba. Tòa lâu đài này tráng lệ tới mức Vônca phải sửng sốt kêu lên:
– Ồ, đây giống ga tàu điện ngầm như đúc. Hệt như ga “Cômxômônxcaia” ấy.
– Cậu vẫn chưa thấy hết tất cả đâu, hởi cậu Vônca may mắn? – ông Khốttabít mặt tươi như hoa.
Ông dẫn Vônca ra đường. Hai người khổng lồ lập tức cầm kiếm ở tư thế chào, nhưng ông Khốttabít không hề để ý đến họ. Ông chỉ cho cậu bé thấy những tấm bảng bằng vàng bóng loáng gắn ở bên trên lối vào các tòa lâu đài. Trên mỗi tấm bảng đều khắc cùng những hàng chữ làm cho Vônca lập tức cảm thấy người phát sốt phát rét lên:
“Các tòa lâu đài này thuộc về cậu đội viên thiếu niên tiền phong trẻ tuổi oai nghiêm là Vônca con trai của Aliôsa, một cậu thiếu niên đáng quý nhất và đáng yêu nhất trong tất cả các cậu thiếu niên ở thành phố này, người đẹp trai thất trong tất cả những người đẹp trai, người thông minh nhất trong tất cả những người thông minh, người có vô số những ưu điểm và những mặt toàn thiện, toàn mỹ, người am hiểu độc nhất vô nhị môn địa lý và các môn khoa học khác, người lặn giỏi nhất trong tất cả các tay lặn, người bơi cừ nhất trong tất cả các tay bơi, người đánh bóng chuyền hay nhất trong tất cả các tay đánh bóng chuyền, người vô địch bách chiến bách thắng môn bia và môn bóng bàn.
Cầu chúc cho cậu Vônca và các vị thân sinh có phúc của cậu được rạng danh đời đời!”
Phổng cả mũi vì hãnh diện và sung sướng, ông Khốttabít nói:
Nếu được cậu cho phép, ta muốn cậu sau khi đến ở trong ba tòa lâu đài này cùng với các vi thân sinh của cậu, cậu sẽ dành cho ta một góc nhỏ để cho chỗ ở mới không làm ta xa cách cậu, và ta có điều kiện bày tỏ với cậu lòng kính trọng sâu sắc và lòng trung thành của mình trong bất cứ lúc nào.
– Thế này, ông nhé – Vônca đáp sau một lúc im lặng: – Thứ nhất những hàng chữ này thiếu tinh thần tự phê… Nhưng điều đó rốt cuộc cũng chẳng quan trọng. Điều đó chẳng quan trọng bởi vì những tấm bảng thế nào cũng phải thay đổi.
– Ta hiểu ý cậu và ta không thể không buộc tội ta suy nghĩ thiếu chín chắn. – Ông già bối rối. – Dĩ nhiên, những hàng chữ ấy phải nạm bằng đá quý. Cậu hoàn toàn xứng đáng như vậy.
Ông hiểu sai ý cháu rồi, ông Khốttabít ơi! Cháu muốn trên tấm bảng phải viết rõ rằng các tòa lâu đài này là tài sản của RONO (I). ông biết không, ở nước chúng cháu, các lâu đài đều thuộc về RONO hoặc thuộc về các câu lạc bộ, các nhà an dưỡng.
– Các lâu đài này sẽ thuộc về RONO nào vậy?
Ông già ngạc nhiên kêu lên.
Vônca hiểu sai tiếng kêu của ông Khốttabít:
RONO nào cũng được. – Nó hồn nhiên trả lời. – Nhưng tốt hơn hết là thuộc về RONO Prêxnia Đỏ. Tại quận ấy, cháu đã ra đời, lớn lên, học đọc và viết.
– Ta không biết ông RONO ấy là ai, – ông Khốttabít nói với giọng cay đắng, – và hoàn toàn cho rằng ông ta là một người đáng kính trọng (2). Nhưng phải chăng ông RONO ấy đã cứu ta thoát khỏi cảnh cầm tù hàng nghìn năm trong một cái bình? Không, không phải ông RONO làm việc đó, mà chính là cậu, một cậu thiếu niên tuyệt vời nhất đời, và các tòa lâu đài này phải thuộc về chính cậu hoặc không thuộc về ai cả.
Nhưng ông hãy hiểu cho là…
Ta không muốn hiểu! Hoặc thuộc về cậu, hoặc không thuộc về một ai cả?
(1) Tên viết tắt của Phòng Giáo dục nhân dân quận
(2) ông Khốttabtt tưởng lầm RONO là tên một người nào đó
Vônca chưa bao giờ thấy ông Khốttabít giận dữ đến như thế. Mặt ông đỏ bừng, mắt ông phát ra những tia chớp. Rõ ràng là ông già đang tự kiềm chế một cách khó khăn dể không trút sự phẫn nộ của mình xuống đầu cậu bé.
– Thế có nghĩa là cậu không đồng ý, hỡi tinh thể của tâm hồn ta?
– Dĩ nhiên là không. Các lâu đài này sao lại thuộc về cháu được ạ? Cháu đâu có phải là một câu lạc bộ, một cơ quan nào đó hay một vườn trẻ?
Than ôi! – Lúc ấy, ông Khốttabít buồn bã thốt lên và phẩy tay. – Chúng ta sẽ thử một cách khác!… Đúng lúc đó, các tòa lâu đài mờ dần, bắt dầu lung lay rồi tan ra trong khoảng không như đám sương mù bị gió xua tan. Những người khổng lồ gầm vang, lao vút lên cao và biến mất.
Quay lại Trang 1 Trang 2 Trang 3 Trang 4 Trang 5 Trang 6 Trang 7 Trang 8 Trang 9 Trang 10 Trang 11 Trang 12 Trang 13 Trang 14 Trang 15 Trang 16 Trang 17 Trang 18 Trang 19 Trang 20 Trang 21 Trang 22Kế tiếp