Sáng 26/1/2020, Sở Y tế TP.Đà Nẵng đã có báo cáo nhanh về trường hợp người Trung Quốc tử vong ngoại viện. Đây là khách đi chuyến bay VJ8859 của Hãng hàng không Vietjet Air, nhập cảnh vào TP.Đà Nẵng lúc 20h30 ngày 23/1.
Theo đó, vào lúc 7h sáng ngày 25/1, Bệnh viện Hoàn Mỹ (Đà Nẵng) tiếp nhận trường hợp bệnh nhân tử vong ngoại viện người Trung Quốc. Bệnh nhân LI YAN (nữ, trú tại TP.Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), nhập cảnh vào TP.Đà Nẵng lúc 20h30 ngày 23/1, số hiệu chuyến bay VJ8859 của Hãng hàng không Vietjet Air.
Bệnh nhân đến TP.Đà Nẵng ngày 23/1, lưu trú tại một khách sạn trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Trong 3 ngày, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh bình thường, không có triệu chứng viêm long đường hô hấp, không ho, không sốt. Người nhà cho biết, tối 24/1, bệnh nhân thấy mệt nên về phòng nghỉ sớm. Rạng sáng 25/1, người nhà phát hiện bệnh nhân hôn mê nên đưa bệnh nhân vào Bệnh viện Hoàn Mỹ.
Bệnh nhân vào viện với tình trạng ngưng hô hấp, ngưng tuần hoàn. Thang điểm hôn mê Glasgow là 3 điểm, da niêm mạc tím tái, mạch, huyết áp không đo được, phổi không thông khí. Kết quả xét nghiệm công thức máu: Tiểu cầu giảm thấp (39,5 x 103), hồng cầu, bạch cầu bình thường.
Chẩn đoán của Bệnh viện Hoàn Mỹ, tử vong ngoại viện nghĩ nhiều đến nguyên nhân do nhồi máu cơ tim.
12 bệnh nhân có triệu chứng sốt đang được điều trị cách ly tại Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng.
Sau khi nhận được tin báo, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã lập tức cử cán bộ phối hợp với Bệnh viện Hoàn Mỹ, Trung tâm Y tế Ngũ Hành Sơn để điều tra và ghi nhận các thông tin như trên. Sau khi nhập cảnh vào TP.Đà Nẵng, bệnh nhân lưu trú tại một khách sạn trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn cùng với đoàn khách du lịch. Toàn bộ hành khách đi cùng chuyến bay với bệnh nhân (gồm 236 hành khách trên chuyến bay VJ8859), đến thời điểm 9h ngày 25/1, tất cả đều khỏe mạnh bình thường, không có ai có triệu chứng đường hô hấp, không ho, không sốt.
Đáng nói, địa chỉ thường trú của bệnh nhân ở TP.Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây ở miền nam Trung Quốc, cách TP.Vũ Hán khoảng 1.200km và chưa phát hiện dịch bệnh viêm phổi cấp tính do chủng virus Corona mới (nCoV).
Trong cùng diễn biến liên quan, sáng 26/1, trao đổi với PV Dân Việt, bác sỹ Nguyễn Thành Trung – Phó Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, đến sáng 26/1, có 12 bệnh nhân có triệu chứng sốt đang được điều trị cách ly tại Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng. “12 trường hợp trong đó có 8 trường hợp bệnh nhân là người Trung Quốc và 4 trường hợp bệnh nhân là người Việt Nam”, bác sỹ Trung thông tin.
Trước đó, vào ngày 14/1, máy quét thân nhiệt tại sân bay Đà Nẵng phát hiện 2 trường hợp hành khách Trung Quốc đến từ Vũ Hán có thân nhiệt cao nên tiến hành các bước kiểm tra tiếp theo. Tuy nhiên, cả 2 ca bệnh này đều không liên quan gì đến virus Corona.
Ngày 25/1, một đơn vị lữ hành tại Đà Nẵng cho biết đã trợ giúp đưa 52/218 hành khách từ Vũ Hán đến Đà Nẵng vào ngày 22/1 trở về nước.
Nhóm hành khách này gồm 218 người bay từ Vũ Hán đến Đà Nẵng trước thời điểm Trung Quốc “phong tỏa” Vũ Hán và Việt Nam quyết định hủy các chuyến bay tới thành phố này. Vì thế, sau khi có lệnh “cấm bay”, những người này không được trở về theo đường bay cũ mà quay về nước bằng nhiều chặng khác nhau.
Thi thể bị bỏ ở hành lang, bệnh viện Vũ Hán như ‘ngày tận thế’
Trung Quốc cách ly 11 triệu dân Vũ Hán vì virus corona bùng phát. Sự hoảng loạn đã lan rộng khắp thành phố Vũ Hán khi thành phố 11 triệu dân này bị cách ly vì một loại virus chết người được cho là có nguồn gốc từ đó.
Các cơ sở y tế tại Vũ Hán đang trong tình trạng quá tải vì số bệnh nhân tăng vọt. Nhiều người nghi nhiễm bệnh bị từ chối xét nghiệm, trả về dù tình trạng sức khỏe ngày một xấu đi.
Hàng trăm bệnh nhân tại Vũ Hán tuyệt vọng chờ được xét nghiệm có bị nhiễm virus corona mới hay không. Thành phố Trung Quốc đang gồng mình giải quyết một lượng lớn bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đường hô hấp.
Chia sẻ với South China Morning Post, một người phụ nữ tên Xiaoxi, 36 tuổi, nói suốt một tuần qua đã chật vật đưa chồng đến đủ bệnh viện lớn nhỏ để xin xét nghiệm trong vô vọng.
“Tôi không có gì bảo vệ. Không có áo bảo hộ, chỉ có mỗi một chiếc áo mưa. Tôi đang đứng trước cửa bệnh viện dưới trời mưa. Tôi đã tuyệt vọng rồi, chẳng thiết đếm ngày tháng nữa. Tôi không biết liệu hai vợ chồng có sống để đón năm mới hay không”, Xiaoxi cho biết.
Bệnh nhân xếp hàng chờ trong một bệnh viện tại Vũ Hán để xét nghiệm nhiễm virus corona. Ảnh: AFP.
Đến bệnh viện bị trả về
Đối với người phụ nữ tên Xiaoxi 36 tuổi và chồng, đêm giao thừa không khác gì “ngày tận thế” vì cả hai không biết phải đi đâu giữa thành phố Vũ Hán đang bị phong tỏa.
Xiaoxi chia sẻ video cho thấy khu điều trị sốt của bệnh viện chật kín bệnh nhân chờ được chăm sóc. Cô cho biết nhiều thi thể bệnh nhân bị bỏ mặc ở hành lang, quấn vải lanh và không ai xử lý vì bệnh viện không đủ nhân lực.
“Tôi từng đưa khăn giấy cho một nữ y tá. Lúc đó cô ấy đang khóc vì xin thêm người đến chuyển thi thể mà không ai trả lời”, cô kể lại.
Người chồng đã vào được khu chờ của phòng cấp cứu một bệnh viện địa phương, chờ được làm thủ tục nhập viện. Anh bắt đầu sốt gần 10 ngày trước, hiện bắt đầu ho ra máu.
Cả hai vợ chồng đã tìm đến 4 bệnh viện lớn nhưng đều bị từ chối nhập viện vì họ quá tải và không còn đủ khả năng xét nghiệm. Ngay cả xe cứu thương cũng không nhận cuộc gọi đến nhà.
“Bệnh viện đầu tiên bảo chúng tôi về nhà và cấp cho một ít thuốc cảm cúm. Nhưng chồng tôi vẫn sốt cao. Chúng tôi chạy từ bệnh viện này đến bệnh viện khác, nhưng đều bị cho về sau khi cấp thuốc kháng sinh”, Xiaoxi kể lại.
“Những ngày qua, chồng tôi không ăn được bao nhiêu. Bệnh tình ngày một nghiêm trọng. Ngày càng có nhiều người chết và không ai đoái hoài đến những thi thể đó. Nếu tình hình tiếp diễn, chúng tôi chắc tận số rồi”, cô bày tỏ lo ngại.
Nhiều hình ảnh và đăng tải lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một bệnh viện ở Vũ Hán không đủ nhân lực, phải để thi thể bệnh nhân ở hành lang không kịp xử lý. Ảnh: Twitter.
Chưa xác nhận nhiễm bệnh thì phải tự lo
Dù chính quyền Trung Quốc khẳng định sẽ trả mọi chi phí cho bệnh nhân được xác nhận nhiễm chủng virus corona mới, những người chưa có kết quả xét nghiệm dương tính vẫn phải tự gánh tiền điều trị.
“Mỗi ngày chúng tôi phải trả từ vài trăm đến gần 1.000 nhân dân tệ (144 USD) để lo thuốc men. Rất nhiều người cùng hoàn cảnh. Tôi đã gặp nhiều người không gánh nổi tiền điều trị, đành chấp nhận bỏ cuộc và trở về nhà”, Xiaoxi chia sẻ.
Chính quyền Vũ Hán ngày 24/1 thông báo giới chức địa phương hỗ trợ xác định bệnh nhân có triệu chứng nhiễm virus corona và đưa họ đến xét nghiệm tại bệnh viện. Theo quy định, những cơ sở này không được phép từ chối tiếp nhận bệnh nhân nghi nhiễm virus. Tuy nhiên, thông báo cũng đề xuất người bệnh chưa được xác nhận mắc bệnh cần được cách ly tại nhà để tiếp tục theo dõi.
Xiaoxi cho rằng hệ thống y tế công của thành phố đang trong tình trạng quá tải và mất kiểm soát vì nhu cầu xét nghiệm, điều trị tăng vọt.
“Bạn sẽ nhìn thấy nhiều gia đình cãi nhau với bác sĩ và y tá, cầu xin được chẩn đoán bệnh hoặc sắp xếp giường nằm. Chúng tôi tuyệt vọng lắm rồi”, cô cho biết.
Xiaoxi đang ở tạm tại một nhà nghỉ gần bệnh viện nơi chồng cô chờ xét nghiệm. Cô không dám về nhà gặp con gái 6 tuổi vì bản thân cũng bắt đầu cảm thấy không khỏe.
Các cơ sở y tế tại Vũ Hán đang trong tình trạng quá tải vì số bệnh nhân tăng vọt. Nhiều người nghi nhiễm bệnh bị từ chối xét nghiệm, trả về dù tình trạng sức khỏe ngày một xấu đi.
Hàng trăm bệnh nhân tại Vũ Hán tuyệt vọng chờ được xét nghiệm có bị nhiễm virus corona mới hay không. Thành phố Trung Quốc đang gồng mình giải quyết một lượng lớn bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đường hô hấp.
Chia sẻ với South China Morning Post, Xiaoxi nói suốt một tuần qua đã chật vật đưa chồng đến đủ bệnh viện lớn nhỏ để xin xét nghiệm trong vô vọng.
“Tôi không có gì bảo vệ. Không có áo bảo hộ, chỉ có mỗi một chiếc áo mưa. Tôi đang đứng trước cửa bệnh viện dưới trời mưa. Tôi đã tuyệt vọng rồi, chẳng thiết đếm ngày tháng nữa. Tôi không biết liệu hai vợ chồng có sống để đón năm mới hay không”, Xiaoxi cho biết.
Xiaoxi chia sẻ video cho thấy khu điều trị sốt của bệnh viện chật kín bệnh nhân chờ được chăm sóc. Cô cho biết nhiều thi thể bệnh nhân bị bỏ mặc ở hành lang, quấn vải lanh và không ai xử lý vì bệnh viện không đủ nhân lực.
“Tôi từng đưa khăn giấy cho một nữ y tá. Lúc đó cô ấy đang khóc vì xin thêm người đến chuyển thi thể mà không ai trả lời”, cô kể lại.
Người chồng đã vào được khu chờ của phòng cấp cứu một bệnh viện địa phương, chờ được làm thủ tục nhập viện. Anh bắt đầu sốt gần 10 ngày trước, hiện bắt đầu ho ra máu.
Cả hai vợ chồng đã tìm đến 4 bệnh viện lớn nhưng đều bị từ chối nhập viện vì họ quá tải và không còn đủ khả năng xét nghiệm. Ngay cả xe cứu thương cũng không nhận cuộc gọi đến nhà.
“Bệnh viện đầu tiên bảo chúng tôi về nhà và cấp cho một ít thuốc cảm cúm. Nhưng chồng tôi vẫn sốt cao. Chúng tôi chạy từ bệnh viện này đến bệnh viện khác, nhưng đều bị cho về sau khi cấp thuốc kháng sinh”, Xiaoxi kể lại.
“Những ngày qua, chồng tôi không ăn được bao nhiêu. Bệnh tình ngày một nghiêm trọng. Ngày càng có nhiều người chết và không ai đoái hoài đến những thi thể đó. Nếu tình hình tiếp diễn, chúng tôi chắc tận số rồi”, cô bày tỏ lo ngại.
Tính đến ngày 24/1, số người tử vong vì nhiễm virus corona đã lên đến 41 bệnh nhân, với hơn 1.000 ca bệnh được xác nhận ở khắp Trung Quốc. Dịch bùng phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, từ tháng 12 đã lan rộng toàn quốc với gần như mọi tỉnh của Trung Quốc đều ghi nhận có trường hợp mắc bệnh.
Tuần qua, một bệnh nhân Trung Quốc tử vong được xác nhận nhiễm virus corona dù chưa từng đến Vũ Hán. Châu Âu cũng xuất hiện hai ca nhiễm virus corona đầu tiên, đang được điều trị tại các thành phố Paris và Bordeaux của Pháp. Ca nhiễm bệnh đầu tiên ở Nam Á vừa được chính phủ Nepal xác nhận.
Dân Việt, ZingNews