Bé gái 2 tuổi dậy thì sớm và những thông tin cha mẹ nào cũng cần biết về bệnh này

0
2429

Charlene Denton, một phụ nữ Anh có con gái bắt đầu dậy thì khi mới lên 2 tuổi, chia sẻ với đài Good Morning ITV của Anh rằng, cô đã phát hiện những dấu hiệu của dậy thì sớm trên cơ thể con mình.

-Quảng Cáo-

“Ngay sau khi tổ chức sinh nhật lần thứ 2 cho con gái, tôi đã nhận thấy nhũ hoa của bé bắt đầu phát triển to lên. Ban đầu các bác sĩ trấn an tinh thần vợ chồng tôi rằng cơ thể bé vẫn đang phát triển khỏe mạnh bình thường. Nhưng sau đó, con gái tôi lại bắt đầu phát triển nhũ hoa thứ hai. Tôi đã đưa con gái trở lại và được bác sĩ tiến hành làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác con có bị dậy thì sớm hay không. Kết quả khiến chúng tôi vô cùng sốc. Trước đó, tôi chưa từng nghe nói đến chứng bệnh này”, Charlene Denton nói.

Tuổi dậy thì được coi là một mốc quan trọng trong sự phát triển thể chất của bất cứ ai, đánh dấu sự chuyển tiếp từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành. Trong khi bình thường bé gái dậy thì từ 11-14 tuổi, bé trai là 12-16 tuổi thì những đứa trẻ mắc bệnh dậy thì sớm sẽ không dậy thì vào độ tuổi thông thường này. Trong một số trường hợp, đứa trẻ sẽ mắc chứng bệnh hiếm gặp, sau đó sớm phát triển thành bệnh dậy thì sớm, khiến cơ thể trẻ bắt đầu phát triển như một người lớn khi mới 2 tuổi.

Cụm từ “dậy thì sớm” đang được nhiều chuyên gia sức khỏe quan tâm trong những năm gần đây khi tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) thống kê về độ tuổi dậy thì của các bé gái đang có hiện tượng sớm hơn 2-3 năm, trong khi bé trai cũng sớm hơn 1-2 năm. Đi cùng với sự phát triển sớm của tuổi dậy thì, một số nghiên cứu cũng cho thấy sự phát triển sớm hơn của các bệnh mãn tính như đái tháo đường, béo phì, và những bệnh liên quan đến hormone sinh dục estrogen. Ví dụ như ung thư vú có liên hệ gần gũi với sự dậy thì sớm ở các bé gái.

Thế nào là bệnh dậy thì sớm?

Dậy thì sớm là một bệnh lý có nguyên nhân xuất phát từ hormone tuyến yên và vùng dưới đồi trong não được giải phóng sớm, từ đó kích thích sự sản xuất estrogen.

Căn bệnh có thể xảy ra ngay cả với những đứa trẻ 2 tuổi. Hiện tại căn bệnh này không xác định được độ tuổi dễ mắc nhất một cách chính xác nhưng các chuyên gia y tế nói chung là dậy thì sớm thường xảy ra ở bé trai nhỏ hơn 8 tuổi và bé gái nhỏ hơn 9 tuổi.

Dậy thì sớm ảnh hưởng từ 5000 – 10000 trẻ em ở Anh, phổ biến hơn ở bé gái từ 5-10 lần so với bé trai.

Nguyên nhân nào gây nên bệnh dậy thì sớm?

Trong khoảng 90% bé gái và 50% bé trai sẽ gặp phải trải nghiệm dậy thì sớm. Các chuyên gia y tế cho biết không có nguyên nhân cơ bản có thể xác định là nguyên nhân gây nên căn bệnh đáng sợ này. Với nguyên nhân được xác định, bệnh dậy thì sớm thường do một trong hai sự bất thường liên quan đến não bộ hay cơ thể có một số bất thường như xuất hiện khối u, xuất hiện những bất thường về di truyền ở buồng trứng, tinh hoàn, tuyến thượng thận, gây khủng hoảng vì thừa các hormone sinh dục.

Béo phì cũng góp phần khiến trẻ bị dậy thì sớm. Sự gia tăng mức độ béo phì ở trẻ em cho thấy độ tuổi trung bình bắt đầu tuổi dậy thì ở Mỹ và châu Âu ngày càng sớm hơn bởi các tế bào mỡ trong cơ thể lưu trữ nhiều estrogen hơn. Điều này đặc biệt phổ biến ở những bé gái.

Các dấu hiệu của chứng bệnh dậy thì sớm là gì?

Các dấu hiệu của dậy thì sớm bao gồm nhũ hoa phát triển, tăng trưởng chiều cao nhanh chóng, xuất hiện kinh nguyệt, mụn trứng cá, tinh hoàn hoặc dương vật to lên, xuất hiện lông mu hoặc lông nách.

Nhưng tình trạng của bệnh dậy thì sớm thường khó khăn hơn những gì bạn nghĩ trong chẩn đoán bệnh. Paul Kaplowitz, một bác sĩ tại Trung tâm Y tế Quốc gia của trẻ em ở Washington DC, đã từng nói “chỉ có 1 trong số 10 trẻ em xuất hiện các dấu hiệu dậy thì sớm là bị bệnh dậy thì sớm thực sự”.

Giải thích về điều này, Paul Kaplowitz cho rằng, nhiều đứa trẻ có thể phát triển cô lập tuyến vú và lông mu mà không có những triệu chứng khác. Điều này cho thấy bọn trẻ có những dấu hiệu của dậy thì sớm nhưng xét về các biến thể lại hoàn toàn bình thường nên chúng không nằm trong nhóm đối tượng dậy thì sớm.

Căn bệnh dậy thì sớm có cần điều trị không?

Điều trị dậy thì sớm phụ thuộc vào nguyên nhân. Mục tiêu của quá trình điều trị nhằm giúp trẻ có thể phát triển đến một chiều cao trưởng thành hoàn toàn bình thường vì dậy thì sớm có thể khiến trẻ bị còi cọc khi hết tuổi trưởng thành.

Trong trường hợp không có những dấu hiệu cơ bản như trên, trẻ sẽ được điều trị hiệu quả bằng thuốc, thường được tiến hành tiêm hàng tháng. 

Theo BS dinh dưỡng Anh Nguyễn (công tác tại Đại học Worcester, Anh), để phòng tránh, ngăn chặn dậy thì sớm, bạn cần cho trẻ:

– Hạn chế các chất béo bão hòa và transfat trong thực phẩm làm sẵn như bánh snack, đồ hộp, thức ăn làm sẵn, gà rán. Đặc biệt các loại bánh snack có đủ màu sắc, đủ hương vị là có nhiều chất điều vị và hóa màu, một số có nguồn gốc từ hợp chất nguy hiểm Phthalate. Tuần chỉ nên giới hạn dùng các loại trên dưới 2 ngày hoặc dưới 3 bịch bánh snack loại 120gram/tuần; dưới 1 bữa ăn gà rán/fast food/ tuần. Tốt nhất, nếu chưa bao giờ giới thiệu những món này cho bé thì cũng không nên giới thiệu những món này trước 4 tuổi.

– Hạn chế nước ngọt loại có ga hoặc không có ga. Thành phần đường rất cao trong các loại này sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa năng lượng của cơ thể các bé. Bên cạnh đó, tất cả các loại này đều có caffeine – chất kích thích, có khả năng gây nghiện. Giải thích dễ hiểu tại sao các bé đã uống 1 lần thì lại thích uống lần 2. Tuần không quá 3 chai loại 250ml cho các bé dưới 12 tuổi. Tốt nhất, nếu chưa bao giờ giới thiệu những thức uống này cho bé thì cũng không nên giới thiệu những món này trước 4 tuổi.

– Tuyệt đối không cho bé dùng hoặc mẹ đang cho con bú cũng không nên dùng các sản phẩm chứa gốc phthalate như monobutyl phthalate (MBP), diethylhexyl phthalate (DEHP), diethyl phthalate (DEP), diisodecyl phthalate (DIDP), benzylbutyl phthalate (BZBP), monomethyl phthalate (MMP). Muốn hạn chế các loại này, hãy đọc kĩ thành phần các loại thực phẩm làm sẵn. 

– Chọn các sản phẩm nhựa có uy tín và có chỉ số nhựa an toàn là hình tam giác (có chỉ số là 2, 4, 5 dưới đáy chai/hộp). Các số còn lại (1,3, 6, 7) nên tránh với các bé. Nếu không có kí hiệu nhựa là không có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó, các loại này không nên chứa BPA và Phthalate. Dùng túi giấy/ vải thay túi nhựa khi đi chợ, siêu thị và gói thức ăn nên dùng giấy hơn là nilon. 

– Hạn chế mua và sử dụng các đồ chơi xuất xứ Trung Quốc cho các bé dưới 5 tuổi. Nếu chọn mua nên chọn mua loại có ghi thành phần nhựa rõ ràng trên sản phẩm. Không sử dụng và buôn bán tiếp tay các loại thực phẩm, bột gia vị, màu thực vật, đất sét màu cho trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc. Điều mà các bạn đang làm vì lợi nhuận trước mắt đang hủy hoại cuộc sống con cái bạn và người thân của bạn qua rất nhiều con đường mà bạn không lường hết được. 

– Khuyến khích bố mẹ nên tận dụng những khoảng đất trống trong nhà, sân thượng, để trồng 1 số loại rau xanh cho gia đình. Lợi ích đi kèm, các bé có thể học được về các loại rau, về sự sinh trưởng tự nhiên của thực vật từng ngày, các bé sẽ thích ăn hơn và hiểu hơn cuộc sống tự nhiên quanh mình.

Trí Thức Trẻ (Nguồn: Tổng hợp)

guest
(*) Thông tin bắt buộc phải điền
(*) Thông tin bắt buộc phải điền
0 BÌNH LUẬN
Phản hồi
Xem tất cả bình luận