Bé gái dậy thì từ lúc 2 tuổi và cách điều trị

0
3275

​Một cháu bé 4 tuổi đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. HCM. Điều đáng chú ý là cháu bé này mắc chứng dậy thì sớm với dấu hiệu của kinh nguyệt từ khi mới có 18 tháng tuổi. Đây cũng là trường hợp dậy thì sớm nhỏ tuổi nhất được điều trị tại bệnh viện này.

Tại phòng khám Nội tiết, chuyển hoá và di truyền – Bệnh viện Nhi trung ương, hầu như ngày nào cũng có các bệnh nhân đến khám dậy thì sớm, trong số đó có những cháu mới chỉ 2 tuổi.

-Quảng Cáo-

Vì sao dậy thì sớm?

Theo Tiến sĩ Bùi Phương Thảo – Phó trưởng khoa Nội tiết, chuyển hoá và di truyền của Bệnh viện Nhi trung ương, đối với trẻ em gái dưới 8 tuổi có hiện tượng dậy thì như mọc lông mu, tuyến vú phát triển, tử cung phát triển, có kinh nguyệt được chẩn đoán dậy thì sớm.

Ở bé trai dưới 9 tuổi biểu hiện là giọng nói ồm, có lông mu, bộ phận sinh dục phát triển.

Đặc biệt, các cháu bị dậy thì sớm có đặt điểm đó là chiều cao tăng vọt nhanh chóng.

TS Thảo cho biết cách đây 2 – 3 năm, anh viết 1 báo cáo về bệnh dậy thì sớm khi đó chỉ có gần 200 cháu đang được theo dõi bệnh dậy thì sớm thì đến nay số bệnh nhân khám và theo dõi dậy thì sớm của bệnh viện là 1000 ca đặc biệt có các ca chỉ 2 – 3 tuổi và chủ yếu là bé gái.

Trong đó có 500 cháu đang phải tiêm hooc môn hàng tháng để “đình chỉ” dậy thì sớm. Những cháu này sẽ tiêm đến năm 10,5 tuổi.

Có hai loại dậy thì sớm là ‘dậy thì sớm ngoại biên’ và ‘dậy thì sớm trung tâm’

Bác sĩ Thảo cho biết, nguyên nhân của dậy thì sớm ngoại biên hay gặp nhất đó là u buồn trứng, u tinh hoàn, các bệnh lý về tuyến thượng thận như tăng sản thượng thận bẩm sinh, số bệnh lý di truyền đặc biệt ở ngoài dùng nhầm thuốc.

Dậy thì sớm trung ương nguyên nhân 40 – 50% do u não gây dậy thì sớm ở nam giới, còn ở nữ trên dưới 10% là do tổn thương não, u não còn lại 90% vô căn.

Tiến sĩ Thảo cho biết, các gia đình cho rằng nguyên nhân dậy thì sớm do thực phẩm, do ăn uống nhưng hiện nay nguyên nhân do ăn uống chưa được khẳng định.

Chỉ có các nghiên cứu cho rằng trẻ thừa cân, béo phì là yếu tố gây dậy thì sớm cao hơn hẳn những trẻ phát triển bình thường. Chính vì thế, bác sĩ khuyên cha mẹ nên kiểm soát chế độ ăn của con để tránh thừa cân, béo phì.

Tiêm hormone (hooc môn) có hại không?

Theo Tiến sĩ Thảo, anh gặp khá nhiều câu hỏi từ các bậc phụ huynh có con bị dậy thì sớm họ lo lắng việc tiêm hooc môn ảnh hưởng tới sức khoẻ bé, gây vô sinh cho các cháu. Tuy nhiên, TS Thảo cho biết, các loại thuốc này không gây ảnh hưởng tới sức của trẻ.

Những trẻ phải tiêm thuốc ức chế dậy thì sớm ở bé gái thường có hiện tượng chảy máu âm đạo lần tiêm đầu tiên nhưng chưa có ghi nhận các lần tiếp theo.

Việc tiêm này không ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản của trẻ. Các loại thuốc này đã được sử dụng trên thế giới 30 năm nay. Các nhà khoa học đã làm các nghiên cứu ngược lại họ thấy những đứa trẻ tiêm thuốc ức chế chu kỳ này khi họ trở thành phụ nữ thì khả năng sinh sản của họ bình thường.

Những bé gái dưới 6 tuổi đã dậy thì bác sĩ khuyên nên tiêm hooc môn, bởi khi tiêm sẽ làm kìm hãm dậy thì sớm sẽ có hai cái lợi. Về ngắn hạn, sẽ giúp ức chế phát triển các đặc tính sinh dục phụ như: kìm hãm sự phát triển của tuyến vú, lông mu, khả năng có kinh nguyệt… từ đó giúp trẻ tập trung vào việc học, hòa đồng cùng bạn bè.

Còn về dài hạn, sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao sau. Ở trẻ dậy thì sớm do tuổi xương phát triển sớm trước những đứa trẻ cùng trang lứa 3 năm. Một đứa trẻ 6 tuổi thì tuổi xương là 9. Cộng với tăng hooc môn sinh dục khiến xương đóng nhanh nên những đứa trẻ dậy thì sớm mất 3 năm phát triển chiều cao. Nếu không tiêm các bé gái sẽ mất khoảng 10 – 15cm so với bạn bè còn bé trai mất 20cm.

Còn với trẻ từ 6 – 8 tuổi dậy thì ở giai đoạn này bác sĩ sẽ cân nhắc tùy từng trường hợp để tiêm vì ở tuổi này tiêm hooc môn cũng không cải thiện được chiều cao cho trẻ mà chỉ ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục phụ.

Tác dụng hay gặp ở việc tiêm hooc môn này, TS thảo cho biết thuốc gây thay đổi nội tiết của trẻ, các tác dụng phụ hiếm khi xảy ra như đau đầu, bốc hỏa, nguy cơ nhiễm trùng chỗ tiêm,…

Ngoài ra còn là vấn đề thời gian, kinh phí khi điều trị cho gia đình. Có thuốc 4 tuần tiêm 1 lần nhưng có thuốc 12 tuần tiêm 1 lần. Các trường hợp không cần thiết tiêm được bác sĩ tư vấn kỹ những ưu nhược của việc tiêm hooc môn này – TS Thảo cho biết.

Trí Thức Trẻ

guest
(*) Thông tin bắt buộc phải điền
(*) Thông tin bắt buộc phải điền
0 BÌNH LUẬN
Phản hồi
Xem tất cả bình luận